当前位置:首页 > Nhà cái uy tín

【gil vicente đấu với sporting】Lợi nhuận ngân hàng: Xấu che, tốt khoe...

loi nhuan ngan hang

Với ít ỏi những ngân hàng đã công bố,ợinhuậnngânhàngXấuchetốgil vicente đấu với sporting một thực tế đang định hình: ngân hàng phải “cắn răng” hy sinh lợi nhuận để tăng trích lập dự phòng rủi ro.

Định kỳ, phải đến trung tuần tháng 8 bức tranh lợi nhuận ngân hàng nửa đầu năm 2014 mới định hình một cách tương đối toàn diện. Đến nay mới chỉ số ít thành viên công bố các kết quả cơ bản. Xấu che, tốt khoe là lẽ thường thấy. Những ngân hàng có kết quả khả quan thường công bố sớm, ngược lại là sự trù trừ và không lạ nếu có những trường hợp ẩn đi tình hình hoạt động của mình với công chúng.

Với ít ỏi những ngân hàng đã công bố, một thực tế đang định hình: ngân hàng phải “cắn răng” hy sinh lợi nhuận để tăng trích lập dự phòng rủi ro.

Khá sớm, Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) tiếp tục cho thấy phong độ hoạt động ổn định. 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận trước thuế họ đạt được là 1.531 tỷ đồng, hoàn thành 51% kế hoạch năm. Đây cũng là một trong số ít ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong nửa đầu năm nay, với 10,3%.

Kết quả trên là khả quan, nhưng trong bản tin mới đây, Công ty Chứng khoán VCBS tỏ ra thận trọng khi lưu ý nhà đầu tư cần chờ đợi số liệu cụ thể hơn để xem xét chất lượng tài sản. Dù có tỷ lệ thấp trong những năm qua, song trong các thông tin Sacombank công bố về tình hình hoạt động nửa đầu 2014 tuyệt nhiên không có con số nợ xấu cùng nguồn trích lập dự phòng như thế nào.

Trong khi đó, tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), khối lượng trích lập dự phòng trong 6 tháng đầu năm nay là rất lớn, gạt đi đáng kể lợi nhuận đạt được.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận trước thuế và trước dự phòng của Vietcombank lên tới 5.178 tỷ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước. Thế nhưng mức lãi khủng đó buộc phải “cắt” đi 2.400 tỷ đồng dự phòng rủi ro, tăng nguồn dự phòng 24,4% so với cùng kỳ 2013.

Theo những thông tin mà đại diện Vietcombank đưa ra gần đây, ngân hàng này đã chủ động thực hiện phân loại nợ với tiêu chuẩn cao hơn đã tăng an toàn và chất lượng thực trong hoạt động. Yêu cầu trích lập dự phòng theo đó cũng phải cao hơn.

Tương tự, với những thông tin công bố bước đầu, Ngân hàng Quốc tế (VIB) cũng đã phải hy sinh phần lớn lợi nhuận đạt được trong nửa đầu năm nay để tăng cường trích lập dự phòng rủi ro.

Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2014, lợi nhuận trước dự phòng của VIB là khả quan với 598 tỷ đồng. Nhưng ngân hàng này đã phải trích lập dự phòng 447 tỷ đồng, được cho là mức cao, khiến lợi nhuận trước thuế còn lại chỉ là 151 tỷ đồng. Việc phải dùng phần lớn lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro như vậy - một đặc điểm thể hiện rõ trong những năm gần đây của VIB - được lý giải ở yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn quốc tế, chủ động và thận trọng trong môi trường kinh doanh xấu đi.

Các ngân hàng đều có những lý do để giải thích cho kết quả như trên. Điểm chung, theo họ, là để tăng an toàn, theo các chuẩn mực tốt… Còn thực tế cụ thể hơn là họ buộc phải làm thế trước cơn lũ đang đến gần.

Có hai tình huống: trước mức độ rủi ro trong kinh doanh lớn dần lên, ngân hàng phải lựa chọn, một là vẫn có lợi nhuận “đẹp” nhưng tỷ lệ nợ xấu xấu thêm; hai là, hy sinh lợi nhuận để khống chế nợ xấu trong tầm kiểm soát. Với những trường hợp trên, tình huống thứ hai được chọn, nâng trích lập dự phòng rủi ro để có thể đứng cao hơn, vững hơn khi lũ về.

Lũ ở đây là nợ xấu. Sau khi giảm khá mạnh “kiểu kỹ thuật” cuối năm 2013, liên tiếp những tháng đầu năm 2014 nợ xấu tăng mạnh, đến tháng 5/2014 đã lại vượt mức 4% toàn ngành, bất chấp việc đã gạt sang VAMC trên 51.000 tỷ đồng. Là quy luật và theo quy định, nợ xấu tăng lên ngân hàng buộc phải tăng thêm nguồn trích lập dự phòng, phải dùng nguồn dự phòng để tự xử lý nợ xấu.

Song có những trường hợp, như Vietcombank hay VIB nói trên, có sự chủ động gia tăng nguồn trích lập dự phòng rủi ro, hay chủ động kê chân trước khi lũ về. Lũ ở đây cũng là nợ xấu, theo lộ trình thực hiện phân loại nợ của Thông tư 09.

Thực ra, việc thực hiện Thông tư 09 đã bắt đầu từ ngày 1/6/2014, nhưng tác động lớn đến nợ xấu và lợi nhuận của các ngân hàng chỉ thực sự gắt hơn vào đầu năm tới. Đó là việc phân loại nợ theo tiêu chuẩn mới, buộc phải tham chiếu nguồn của Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC); hai là hết cửa cơ cấu lại nợ mà không bị chuyển nhóm.

Với lộ trình trên, dự báo nợ xấu của hầu hết các ngân hàng sẽ tăng cao, nhưng sẽ phản ánh sát thực hơn. Để giảm tải cho áp lực này, họ chủ động tăng dần và tăng trước nguồn trích lập dự phòng để tránh “sốc”.

Ở khía cạnh này, dù lợi nhuận sẽ không “đẹp” như những con số khủng trước đây, song về bản chất hoạt động ngân hàng sẽ thực hơn, chân có thể được kê vững hơn. Mặt khác, khi buộc phải hy sinh lợi nhuận để gia tăng nguồn trích lập dự phòng, chính họ chứ không ai khác đang phải dùng nguồn lực của mình để tự xử nợ xấu.

Xét ở khía cạnh đó, đây là một điểm tích cực trong mùa báo cáo kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2014 của các ngân hàng thương mại. Chỉ lo là có những ngân hàng không đủ sức để trích lập được nguồn dự phòng, hoặc không sẵn sàng thực hiện trích lập một cách đúng và đủ mà thôi.

Chính Trung

分享到: