Theìmphươngánxửlýthuốclángoạinhậplậubịtịnhận định fc kolno kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình tại Hội nghị chuyên đề về tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá tại những địa bàn trọng điểm (tổ chức ngày 18-10-2016), liên quan đến vấn đề xử lý thuộc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu, Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu đánh giá đầy đủ căn cứ pháp lý của việc tái xuất thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng, đảm bảo phù hợp với Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Theo kết quả rà soát, phân tích các quy định hiện hành, Bộ Tài chính cho rằng, Quyết định số 2371/QĐ-TTg ngày 26-12-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện tiêu hủy thuốc lá nhập nhậu bị tịch thu (thay thế Quyết định số 1112/QĐ-TTg ngày 21-8-2012 của Thủ tướng Chính phủ thí điểm tái xuất thuốc lá còn chất lượng nhập lậu bị tịch thu) thì thuốc lá nhập lậu bị tịch thu được tiêu hủy theo quy định tại Điều 1.
Điều 2 Quyết định 2371/QĐ-TTg quy định “Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả”. Nội dung này đã được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 19/2015/TT-BTC ngày 3-2-2015 hướng dẫn về cơ chế huy động, quản lý, sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và chống sản xuất, buôn bán thuốc lá giả.
Trong khi đó, Việt Nam là thành viên tham gia Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức y tế Thế giới (WHO FCTC) từ ngày 17-3-2005 theo Thông báo số 34/2005/TB-LPQT năm 2005 của Bộ Ngoại giao.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Công ước này thì các bên tham gia phải cam kết các nguyên tắc chỉ đạo trong đó bao gồm việc cần thiết “tiến hành các biện pháp để giảm việc tiêu thụ các sản phẩm thuốc lá dưới mọi hình thức”. Đồng thời, khoản 4c Điều 15 của Công ước quy định rõ các quốc gia thành viên phải “tiến hành các bước thích hợp để đảm bảo rằng tất cả các thiết bị sản xuất, thuốc lá giả, thuốc lá nhái nhãn mác, thuốc lá nhập lậu và các sản phẩm thuốc lá khác bị tịch thu được tiêu hủy”.
Như vậy, theo Bộ Tài chính, căn cứ các quy định trên việc tái xuất thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng là không phù hợp với Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của thế giới.
Để có cơ sở báo cáo Chính phủ về vấn đề này, Bộ Tài chính đã đề nghị các Bộ: Ngoại giao, Công Thương, Tư pháp, Y tế, Công an, Quốc phòng, Văn phòng Chính phủ nghiên cứu và có ý kiến tham gia đối với yêu cầu “nghiên cứu, đánh giá đầy đủ căn cứ pháp lý của việc tái xuất thuốc lá ngoại nhập lậu bị tịch thu còn chất lượng, đảm bảo phù hợp với Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới”.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, trong những năm qua, mặc dù các ngành, các cấp và các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, trong đó có đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá. Tuy nhiên, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, chống buôn lậu thuốc lá chưa đạt được chuyển biến căn bản; tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận thương mại và hàng giả vẫn diễn biến phức tạp, tinh vi, gây thất thu ngân sách, thất thoát tài nguyên, tác động xấu đến môi trường đầu tư và sản xuất, kinh doanh trong nước; nạn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc với nhiều chủng loại được bày bán công khai, đặc biệt là thuốc lá nhập lậu.
Về thuốc lá nhập lậu, các lực lượng chức năng đã triệt phá nhiều đường dây ổ nhóm buôn lậu, nhưng tình hình buôn lậu vẫn gia tăng, nhất là ở các tỉnh biên giới phía Bắc, Tây Nam Bộ và miền Trung. Trong nội địa, thuốc lá nhập lậu đang được bày bán công khai, nhất là ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, buôn lậu thuốc lá làm thất thu ngân sách lớn, tác động xấu đến sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thuốc lá, đến đời sống, công ăn việc làm của người lao động. Các đối tượng buôn lậu ngày càng manh động, sẵn sàng chống trả quyết liệt khi bị phát hiện để chạy trốn hoặc để cướp tang vật phạm tội.
Kết quả kiểm tra 2 năm thực hiện Chỉ thị 30/CT-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ, công tác chống buôn lậu thuốc lá tại 6 địa bàn trọng điểm đã đạt được một số kết quả tích cực. Từ ngày 01-10-2014 đến 30-6-2016, các lực lượng chức năng tại các địa bàn ở phía Nam đã phát hiện, bắt giữ và xử lý: 15.363 vụ buôn lậu thuốc lá với số lượng hơn 11,3 triệu bao; khởi tố hình sự 372 vụ với 471 đối tượng (Long An bắt giữ được hơn 4 triệu bao, TP Hồ Chí Minh bắt giữ được hơn 2,4 triệu bao, An Giang bắt giữ được hơn 1,8 triệu bao, Tây Ninh bắt giữ được hơn 1,5 triệu bao, Đồng Tháp bắt giữ được hơn 1,2 triệu bao thuốc lá ngoại).
Tuy nhiên kết quả trên chưa phản ánh đúng thực chất tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay. Buôn bán, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu vẫn diễn ra công khai, ngang nhiên, gây bức xúc trong nhân dân.