您的当前位置:首页 > Thể thao > 【cách đánh de trúng 100 miền nam】AEC, TPP: Nhiều thách thức cho DN vừa và nhỏ 正文

【cách đánh de trúng 100 miền nam】AEC, TPP: Nhiều thách thức cho DN vừa và nhỏ

时间:2025-01-11 08:44:16 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

Ngành dệt may là lợi thế của Việt Nam khi đàm phán TPP. Ảnh: Nguyễn Huế Tại hội thảo Cơ hội, thách cách đánh de trúng 100 miền nam

aec tpp nhieu thach thuc cho dn vua va nho

Ngành dệt may là lợi thế của Việt Nam khi đàm phán TPP. Ảnh: Nguyễn Huế

Tại hội thảo Cơ hội, thách thức với DN vừa và nhỏ trước tình hình gia nhập các FTA - TPP do Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực phía Nam tổ chức tại TP.HCM cuối tuần qua, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, với thị trường rộng lớn trên 800 triệu dân, GDP chiếm 38% GDP của thế giới, TPP là cơ hội rất lớn để các DN mở rộng thị trường XK, NK với thuế suất thấp. Điều này sẽ giúp các DN đa dạng hóa thị trường XNK. Đồng thời, tham gia vào TPP, các DN sẽ có cơ hội tham gia chuỗi giá trị với các DN trong TPP trong một môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng.

Mặc dù vậy, bên cạnh những lợi ích lâu dài, thách thức sẽ xuất hiện ngay khi cam kết có hiệu lực. Điển hình, ngành dệt may kì vọng TPP sẽ mang về cho Việt Nam kim ngạch XK 30 tỉ USD vào năm 2020 và 55 tỉ USD vào năm 2030. Tuy nhiên, nhiều DN lớn lại lo ngại về khả năng tận dụng TPP với nguyên tắc yarn forward (xuất xứ từ sợi) đòi hỏi hàm lượng TPP phải đạt 55%. Với quy tắc xuất xứ cao hơn, không chỉ dệt may và các sản phẩm khác có thể bị vô hiệu hóa các ưu đãi về thuế quan. Tương tự, đối với ngành nông nghiệp, TPP sẽ mang lại cơ hội cho các ngành trồng trọt, lương thực thủy sản, tuy nhiên một số ngành như mía đường, đậu tương, bắp sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, ngành chăn nuôi đứng trước nguy cơ bị thua thiệt khi xu hướng tiêu dùng đang chuyển dần sang dùng thịt đông lạnh trong khi lợi thế của ngành này là sản xuất thịt tươi.

Bên cạnh TPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) dự kiến sẽ được thành lập vào cuối năm 2015 cũng được dự báo sẽ mang đến nhiều thách thức cho các DN vì cơ cấu kinh tế Việt Nam tương tự các nước AEC. Do vậy, lợi thế cạnh tranh của Việt Nam không lớn, khả năng tăng XK vào AEC không dễ dàng. Cùng với việc thành lập AEC, hàng hóa của 6 nước ASEAN cũ sẽ tràn vào 4 nước ASEAN mới trong đó có Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam luôn nhập siêu từ các nước ASEAN. Theo nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, ngành dệt may, da giày, túi xách, điện tử , đồ gỗ dựa trên lao động giá rẻ, khéo tay có cơ hội mở rộng XK sang TPP nhưng sẽ phải cạnh tranh trong AEC. Trong đó, Việt Nam sẽ phải cạnh tranh rất khốc liệt với hàng Thái Lan cả về hàng công nghiệp với hàng nông sản.

Nhận định về cơ hội và thách thức từ AEC, Tiến sĩ Lương Văn Tự, nguyên Trưởng đoàn đàm phán WTO cho rằng, bên cạnh cơ hội về mở rộng thị trường, tăng việc làm và thu hút đầu tư là thách thức to lớn khi thuế suất về 0%, hàng hóa của các nước sẽ tràn vào Việt Nam, trong đó đáng lo ngại nhất là hàng hóa Trung Quốc. Cùng với đó, là sự cạnh tranh quyết liệt về lao động. Với TPP, tiến sĩ Lương Văn Tự cho rằng, chỉ có tham gia TPP Việt Nam mới thoát khỏi vòng luẩn quẩn XK hàng thô, NK hàng chất lượng lớn từ Trung Quốc. TPP là cơ hội rất lớn cho Việt Nam. Do vậy, nếu có sự chuẩn bị tốt thì các DN Việt sẽ tận dụng được rất nhiều lợi thế từ TPP.

Trước các cơ hội và thách thức đan xen, các chuyên gia cho rằng, để có thể hưởng lợi được từ TPP và AEC, các DN phải có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ. Theo tiến sĩ Lê Đăng Doanh với 96% DN là nhỏ và siêu nhỏ, chỉ có 2% DN có quy mô trung bình và 2% DN có quy mô lớn. Năng lực cạnh tranh của các DN Việt còn rất hạn chế. Hiện mới chỉ có 36% DN tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Trong đó, tại TP.HCM cũng chỉ có 300 DN của TP.HCM có năng lực tham gia. Do vậy, để tồn tại và phát triển, các DN phải thay đổi tư duy kinh doanh không chỉ đầu tư vào “quan hệ” mà phải có chiến lược lâu dài. Cụ thể, ngay từ bây giờ, các DN phải tăng cường hợp tác liên kết giữa DN sản xuất, phân phối, XNK, ngân hàng, viện nghiên cứu, đầu tư vào nguồn nhân lực, khoa học - công nghệ, tham gia chuỗi giá trị toàn cầu để đáp ứng tiêu chuẩn và yêu cầu đặc thù của từng thị trường về nhãn mác, tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, lao động để XK... Bên cạnh đó, để nâng sức cạnh tranh, các DN cần nâng cao năng lực tài chính, quản trị, đầu tư vào thương mại điện tử. Cùng quan điểm như trên, Tiến sĩ Lương Văn Tự cho rằng, các DN phải liên kết để tạo sức mạnh cho nhau. DN này phải trở thành thị trường của DN kia và phải có giải pháp giữ chân lao động thì mới có thể giữ được thị trường trước làn sóng của AEC.