【nhận định bóng đá úc hôm nay】Tự hào về thành tựu 62 năm xây dựng, trưởng thành của Tổng cục Dự trữ Nhà nước
62 năm đã trôi qua kể từ khi đơn vị Dự trữ Nhà nước (DTNN) đầu tiên được thành lập. Đó là một chặng đường xây dựng và phát triển khá dài và nhiều đổi thay. Ông có thể khái quát những thành tựu lớn của ngành DTNN trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
Cách đây 62 năm, ngày 7/8/1956, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 997/TTg thành lập Cục Quản lý Dự trữ Vật tư Nhà nước trực thuộc Phủ Thủ tướng - tiền thân của Tổng cục DTNN ngày nay.
Thành lập trong bối cảnh đất nước tạm chia cắt làm hai miền; thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và phát triển kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở miền Bắc và phục vụ cho công cuộc đấu tranh chống Mỹ cứu nước ở miền Nam, ngành DTNN đã quán triệt sâu sắc đường lối chiến lược của Đảng, huy động đủ vật chất phục vụ cho sự nghiệp xây dựng kiến quốc và đấu tranh giải phóng đi đến thắng lợi.
Ngay từ khi mới thành lập, Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước nhanh chóng thống nhất quản lý dự trữ nhà nước từ trung ương đến các địa phương với việc tiếp nhận cơ sở vật chất, kho tàng, hàng dự trữ từ các bộ, ngành chuyển giao theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, kịp thời tăng cường nguồn lực dự trữ quốc gia (DTQG). Một khối lượng lớn mặt hàng thiết yếu như lương thực, vật tư thiết bị chiến lược được tăng cường để phục vụ nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ ở miền Bắc, chi viện đắc lực cho cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ, tổ chức bộ máy và hoạt động của DTNN có nhiều thay đổi. Từ năm 1965 đến năm 1984, các mặt hàng DTQG chuyên ngành, đặc chủng lần lượt được Chính phủ giao cho các bộ trực tiếp quản lý.
Ngày 18/2/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định số 31/HĐBT về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước thuộc Hội đồng Bộ trưởng, nhận bàn giao một số bộ phận DTNN từ các bộ, ngành chuyển giao nhằm tập trung thống nhất quản lý DTQG về một đầu mối là Cục Quản lý dự trữ vật tư nhà nước (nay là Tổng cục DTNN).
Ngày 24/2/1996, theo Nghị định số 10/CP, Chính phủ phân công 9 bộ, ngành trực tiếp quản lý hàng DTQG. Cơ quan quản lý hàng DTQG có thay đổi theo từng giai đoạn, nhưng sự thống nhất quản lý của nhà nước về DTQG thể hiện ở việc tập trung nguồn lực DTNN để sử dụng có hiệu quả cho mục tiêu của DTQG theo từng giai đoạn. Đó là thành tựu to lớn, là điểm nhấn quan trọng của Ngành.
Thực hiện cải cách nền hành chính nhà nước, gắn quản lý nguồn lực tài chính với nguồn lực DTQG, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 102/2000/TTg ngày 24/8/2000 chuyển Cục DTQG về trực thuộc Bộ Tài chính. Trong giai đoạn này, vấn đề cơ bản đặt ra là quản lý nguồn lực DTNN sao cho hiệu quả nhất; xây dựng, phát triển DTNN phải phù hợp với chiến lược phát triển tài chính, đáp ứng chiến lược phát triển đất nước trong tình hình mới. Theo đó, từng bước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về DTNN từ Luật DTQG đến các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn được ban hành đồng bộ.
Có thể khẳng định, tùy theo đặc điểm và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể, 62 năm qua, tổ chức bộ máy và hoạt động của ngành DTNN đã có nhiều thay đổi. Nhưng dù ở bất kỳ thời kỳ nào, hoàn cảnh nào ngành DTNN cũng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được Đảng và Nhà nước giao phó, được nhân dân tin yêu, đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc do Đảng ta lãnh đạo trong đấu tranh chống đế quốc xâm lược cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Niềm vui của các em học sinh vùng đặc biệt khó khăn khi được nhận gạo hỗ trợ của Chính phủ. |
Như Tổng cục trưởng vừa chia sẻ, trải qua 62 năm xây dựng và phát triển, ngành DTNN đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt. Ông có thể đánh giá một số nét nổi bật trong sự trưởng thành đó?
Trong những bước trưởng thành của ngành DTNN 62 năm qua, đầu tiên phải kể đến ngành đã không ngừng hoàn thiện tổ chức, bộ máy để thích ứng với các giai đoạn cách mạng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Theo Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục DTNN được tổ chức theo hệ thống dọc với 3 cấp quản lý: cấp Tổng cục, cấp Cục DTNN khu vực và cấp Chi cục DTNN. Theo đó, tại cơ quan Tổng cục DTNN có 09 Vụ, Cục làm chức năng tham mưu, tổng hợp; có 22 Cục DTNN khu vực quản lý hàng DTQG trên địa bàn 63 tỉnh.
Trong quản lý hàng DTQG, Tổng cục DTNN đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành được phân công quản lý và bảo quản hàng DTQG theo phân công của Chính phủ.
Về xây dựng, hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách DTQG, Quốc hội đã thông qua Luật DTQG ngày 20/11/2012 tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIII (là một mốc quan trọng) hoàn thiện hệ thống pháp luật về DTQG, là văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp lý cao nhất điều chỉnh mọi hoạt động liên quan đến tổ chức và hoạt động DTNN. Trên cơ sở, nhiều văn bản quy phạm pháp luật như các Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật DTQG được ban hành.
Về nguồn lực DTNN, đến sau năm 2017, giá trị hàng DTQG trong toàn ngành đã tăng gấp 3 lần so với năm 2008, đáp ứng yêu cầu của ngành trong xuất cấp, hỗ trợ thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ khác.
Vậy tới đây, khi nhiệm vụ giao ngày càng quan trọng và nặng nề hơn, phương hướng, mục tiêu, giải pháp trọng tâm hàng đầu mà toàn Ngành sẽ ưu tiên thực hiện trong thời gian tới là gì, thưa ông?
Thời gian tới, kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang 62 năm xây dựng và phát triển ngành DTNN và 18 năm trong ngôi nhà chung của Bộ Tài chính, Tổng cục DTNN xác định phương hướng phát triển thời kỳ mới là: Xây dựng lực lượng DTQG - nguồn dự trữ chiến lược của Nhà nước để chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, hỏa hoạn, dịch bệnh; phục vụ quốc phòng, an ninh và tham gia công tác an sinh xã hội; Áp dụng công nghệ bảo quản tiên tiến; củng cố và hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ nhà nước với trang thiết bị hiện đại, quy mô tập trung tại các vùng chiến lược; Tin học hóa quy trình quản lý nghiệp vụ DTQG; Phát triển nguồn nhân lực theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp.
Giải pháp được đặt ra cho những năm tiếp theo là tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, thực hiện Luật DTQG. Tăng cường tiềm lực để phát huy hơn nữa vai trò của lực lượng DTQG trong quá trình phát triển bền vững của đất nước; xây dựng danh mục hàng dự trữ, hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn chất lượng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật; từng bước đổi mới kỹ thuật và áp dụng các giải pháp công nghệ bảo quản của các nước trong khu vực, phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Bên cạnh đó là tăng cường vốn đầu tư xây dựng kho DTQG theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phê duyệt; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực DTQG để nghiên cứu kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ bảo quản, công nghệ xây dựng hệ thống kho dự trữ…
Xin trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ
- ·Tài xế Uber cướp tiền thai phụ tại Sài Gòn khai gì?
- ·Tránh khiêu khích không cần thiết trong vụ hacker
- ·Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Khắc phục ngay kẹt xe ở TP.HCM và Hà Nội
- ·Bão Saola sắp vào Biển Đông với cường độ rất mạnh
- ·Giải mã những sai phạm của Liên kết Việt
- ·Trồng thanh long trên đất nhiễm phèn làm giàu gấp 7 lần trồng lúa
- ·Bộ Y tế phải sớm công bố mức độ an toàn hải sản 4 tỉnh miền Trung
- ·Chủ tịch tỉnh ban bố tình trạng thiên tai khẩn cấp khi nào?
- ·Cãi nhau 8 tiếng không nghỉ, hai phụ nữ Trung Quốc ngất xỉu giữa đường
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Tang thương vụ chìm thuyền ở Thái Lan ít nhất 12 người thiệt mạng
- ·Mưa lớn làm máy bay về Tân Sơn Nhất phải 'né' ở Cần Thơ
- ·Đang bão số 3, lãnh đạo H.Nội cảnh báo người dân hạn chế ra đường
- ·Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- ·Công ty Green Farm Asia bị phạt hơn 400 triệu đồng vì gây ô nhiễm
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 9/8/2016
- ·Hiệu trưởng bật khóc khi nói về việc giáo viên bị cấm dạy thêm
- ·Bán hàng nghìn m3 đất trái quy định, xã và nhà thầu đổ lỗi cho nhau
- ·Thủ tướng nói thế thôi chứ ở dưới khác lắm