【kqbd pauli】Tín dụng “ngóng” hiệu lực của Thông tư 06

作者:Cúp C2 来源:Thể thao 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-25 05:23:57 评论数:
Tín dụng “ngóng” hiệu lực của Thông tư 06
Ngân hàng Nhà nước kỳ vọng các tổ chức tín dụng ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số hơn nữa. Ảnh: TL

Điện tử hóa, các ngân hàng đang nhập cuộc

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Thông tư 06 đã bổ sung thêm 1 mục riêng quy định cụ thể về hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử của tổ chức tín dụng (TCTD) đối với khách hàng. NHNN kỳ vọng những quy định sẽ thúc đẩy các TCTD ứng dụng công nghệ và chuyển đổi số hơn nữa vào hoạt động cho vay, từ đó rút ngắn quy trình, thủ tục, khách hàng vay không phải đến ngân hàng, rất dễ dàng và thuận lợi để tiếp cận các khoản vốn vay với thời gian nhanh hơn, thuận tiện hơn.

Đến nay, việc triển khai điện tử hóa trong quy trình cho vay của các ngân hàng hiện cũng có nhiều điểm khác nhau. NHNN cho biết mức độ TCTD áp dụng phương tiện điện tử vào quy trình cho vay, quyết định lựa chọn thực hiện tự động một khâu/một vài khâu hay toàn bộ quy trình cho vay không đồng đều giữa các TCTD.

Tình hình thực tế tại một số ngân hàng cho thấy, Agribank hiện đã áp dụng công nghệ và phương thức tự động hóa trong quy trình khởi tạo khoản vay, quản lý nợ có vấn đề, quản lý tài sản đảm bảo; BIDV đã ứng dụng phương tiện điện tử từ việc tiếp nhận nhu cầu vay vốn (ibank) đến khởi tạo, thực hiện và quản lý khoản vay… Tại các ngân hàng cổ phần, Viet Capital Bank đã áp dụng phương pháp chấm điểm tín dụng sử dụng Big Data và AI; TPBank thực hiện thẩm định và xét duyệt tín dụng trên hệ thống luân chuyển hồ sơ và phê duyệt tín dụng nội bộ… Trong khi đó, Sacombank đã áp dụng hệ thống khởi tạo, phê duyệt và quản lý khoản cấp tín dụng (LOS) đối với khoản cho vay cá nhân nhỏ lẻ dưới 500 triệu đồng…

Các động thái trên cho thấy, các ngân hàng thương mại nhìn chung ghi nhận việc ứng dụng phương tiện điện tử vào quy trình cho vay ở một hoặc một số khâu của quy trình cho vay. Tuy nhiên, mức độ ứng dụng từng ngân hàng có khác nhau do nhiều lý do có thể kể đến như: khẩu vị rủi ro, đặc điểm hoạt động kinh doanh và chính sách nội bộ của bản thân TCTD, hành vi người dùng (khách hàng) của từng ngân hàng…

Nóng dần câu chuyện về điều kiện cho vay

Bên cạnh nội dung liên quan đến cho vay bằng phương thức điện tử, một nhóm nội dung về các trường hợp ngân hàng không được cho vay trong Thông tư 06 cũng được cộng đồng quan tâm. Đó là các trường hợp không được cho vay để gửi tiền, không được cho vay để thanh toán tiền góp vốn hoặc mua cổ phần công ty chưa niêm yết, không được cho vay góp vốn vào các dự án không đủ điều kiện kinh doanh, không được cho vay để bù đắp tài chính.

Trong đó, nội dung gây “sốt” đáng kể nhất thời gian qua là quy định TCTD không được cho vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh để thực hiện dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Giải thích về việc này, NHNN cho biết, quy định này chỉ áp dụng đối với các dự án đầu tư không đủ điều kiện đưa vào kinh doanh theo quy định của pháp luật. Đối với các dự án đầu tư đủ điều kiện đưa vào kinh doanh, TCTD tiếp tục xem xét cho khách hàng vay để thanh toán tiền góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định.

Mặc dù vậy, giải thích của NHNN cũng không được các doanh nghiệp bất động sản đồng thuận và giới kinh doanh doanh bất động sản đã có những ý kiến khá quyết liệt phản ứng nội dung trên của Thông tư 06. Ông Nguyễn Thế Điệp - Phó Chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội cho biết, quy định này sẽ là nút thắt đối với dòng tín dụng cho bất động sản. “Dòng vốn đã khó lại càng khó đến được với doanh nghiệp bất động sản hơn” - ông Điệp nói.

Hiệp hội Bất động sản đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét cho phép tổ chức tín dụng được cho vay “để góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh” và phải có tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về tín dụng.

Trong nội dung văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh (HoREA) trích dẫn báo cáo của Sở Xây dựng TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023 thành phố chỉ có 2 dự án nhà ở thương mại được “chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư”, nhưng có đến 62 dự án không đáp ứng đủ điều kiện làm chủ đầu tư do “vướng mắc pháp lý”. Do đó, nguồn cung dự án đang bị ách tắc dẫn đến thiếu hụt nguồn cung nhà ở, nhất là nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở thương mại giá vừa túi tiền.

Trong văn bản này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, bày tỏ quan điểm cho biết, đối chiếu với các quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Đầu tư 2020 thì việc cá nhân, pháp nhân “góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh” tại mọi giai đoạn thực hiện dự án đều hợp pháp. Do đó, Hiệp hội Bất động sản đề nghị NHNN xem xét cho phép TCTD được cho vay “để góp vốn theo hợp đồng góp vốn, hợp đồng hợp tác đầu tư hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh” và phải có tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về tín dụng.

Tuy nhiên, để kiểm soát rủi ro thì HoREA đề nghị NHNN quy định TCTD có trách nhiệm quy định cụ thể việc cho vay theo tình trạng pháp lý của từng dự án. Ví dụ: Dự án A đã có “quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư” thì TCTD có thể cho vay với tỷ lệ không quá 30% tổng mức đầu tư, hoặc Dự án B đã có “Giấy phép xây dựng” thì TCTD có thể cho vay với tỷ lệ không quá 50% tổng mức đầu tư…