【kq dua】Ngành nông nghiệp: Vượt "tăng trưởng âm"
Trông vào chăn nuôi, thủy sản
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tính tới hết tháng 6, GDP chung toàn ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đã sụt giảm 0,18%. Trong đó, nông nghiệp giảm 0,78%, lâm nghiệp tăng 5,75% và thủy sản tăng 1,25%. |
Từ nay tới hết năm, Bộ NN&PTNT sẽ đặc biệt tập trung vào các mặt hàng còn dư địa nhằm bù đắp sự sụt giảm, trước hết là chăn nuôi. Hiện, tình hình chăn nuôi đối với cả ba nhóm là gia cầm, đại gia súc và lợn đều ghi nhận thuận lợi lớn khi giá nguyên liệu đầu vào hạ hơn so với năm trước và lượng giống được chuẩn bị tích cực, dồi dào. Ngoài ra, năm nay không có dịch bệnh lớn đối với cả ba đối tượng trên.
“Thuận lợi trong chăn nuôi còn xuất phát từ tín hiệu thị trường. Hiện nay, giá lợn, bò, gà nội địa đều tốt, đồng thời còn có thể XK. Dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sẽ tăng lên. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi từ nay tới cuối năm sẽ đạt mức 4-5%”, ông Cường nói.
Không chỉ chăn nuôi, tại các lĩnh vực khác như thủy sản, nông sản… cũng ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực. Ông Cường phân tích: Đối với thủy sản, dự tiến tổng sản lượng tôm cả năm đạt 680 nghìn tấn với kim ngạch XK đạt trên 3 tỷ USD, đưa tổng kim ngạch XK thủy sản cán đích trên 7 tỷ USD. Đề cập tới các mặt hàng nông sản XK chủ lực, ngoài các mặt hàng như gạo, cao su, sắn sụt giảm, còn lại điều, cà phê, tiêu đều tăng. Các mặt hàng có kim ngạch XK tăng đó vẫn còn dư địa phát triển nên các địa phương đang tập trung thúc đẩy XK, nỗ lực để tăng trưởng đủ bù đắp thiệt hại trong nửa đầu năm.
Khắc phục yếu kém nội tại
Bà Nguyễn Thị Hồng, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ NN&PTNT) đánh giá |
Liên quan tới vấn đề này, ông Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (Bộ NN&PTNT) phân tích thêm: Nông nghiệp "tăng trưởng âm" thực ra là chuyện đã được báo trước 5-6 năm nay. Nguyên nhân khách quan có nhiều như thời tiết không thuận lợi, rét đậm, hạn hán, xâm nhập mặn… Tuy nhiên, về phương diện chủ quan, kết quả buồn của ngành nông nghiệp thời gian qua xuất phát từ chính những khó khăn căn bản, nội tại. Đó là quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún. Người nông dân không được tổ chức sản xuất phù hợp. Các DN tham gia đầu tư vào nông nghiệp lại khá nhỏ, năng lực yếu, ít liên kết chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế, cơ sở hạ tầng lạc hậu. Đến nay, 80% sản phẩm nông sản vẫn là XK dưới dạng thô, giá trị gia tăng thấp.
“Nhìn chung, yếu tố đầu tư ít, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng; nông nghiệp không phối hợp với công nghiệp là những nguyên nhân nổi cộm khiến nông nghiệp Việt Nam cực kỳ yếu kém. Gốc rễ trong tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu nhờ vào huy động tài nguyên. Các yếu tố như đất đai, sức lao động… đều đã được huy động hết, chỉ duy nhất vốn đầu tư là kém. Bởi thế, nếu có tiếp tục khai thác tài nguyên và dựa vào sức lao động thì tăng trưởng ngành nông nghiệp vẫn không thể khá lên được”, ông Sơn nhấn mạnh.
Theo ông Sơn, giải pháp căn cơ để nông nghiệp Việt Nam có thể phát triển bền vững hơn là phải có chính sách mới, đột phá, đặc biệt nhấn mạnh vào đầu tư khoa học công nghệ, tăng cường cơ sơ hạ tầng, bố trí cân đối giữa nông nghiệp với công nghiệp…
Ông Phạm Tất Thắng bổ sung thêm: Muốn phát triển được, quan trọng nhất là phải làm thế nào để nông nghiệp Việt Nam trở nên hiện đại, quy mô lớn. Điều này chỉ có thể đạt được khi vấn đề tích tụ ruộng được khơi thông. Ngoài ra, cần thúc đẩy việc thu hút những DN có năng lực, mang tính chất DN “đầu đàn” tham gia đầu tư trong nông nghiệp sâu sát tới từng vùng, từng sản phẩm. DN sẽ đảm nhiệm tốt các khâu như kiếm tìm thị trường, đổi mới khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu… Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách phù hợp nhằm hướng những người nông dân trở thành những công nhân nông nghiệp, có tay nghề, có trình độ, thực sự tạo ra những sản phẩm có sức cạnh tranh để người nông dân sống được trên mảnh đất của mình.
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/191f297500.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。