- Giám đốc Sở Tài chính Hà Tĩnh cho biết,ìsaotrụsởánngựđấtvàngởHàTĩnhkhóbákq vong loại euro nhiều trụ sở cũ án ngự trên đất vàng bỏ hoang tại TP Hà Tĩnh rất khó bán, hàng năm tỉnh phải bỏ hàng chục triệu để sửa chữa, thuê bảo vệ.
Dự án liên quan ông Nguyễn Thành Tài “chết chìm” trên đất vàng
Hà Nội phải rà soát lại việc lấy đất làm đường ‘đắt nhất hành tinh’
Những năm gần đây, một số tòa nhà và đất là tài sản công án ngự trên các mảnh đất vàng ở trung tâm TP Hà Tĩnh bị bỏ hoang, hạ tầng xuống cấp, sân đầy cỏ dại trông nhếch nhác.
Khách sạn Hương Sen bỏ hoang mấy năm nay |
Trong đó phải kể đến các trụ sở đóng trên con đường đắc địa Phan Đình Phùng như trụ sở của tỉnh đoàn, Sở NN&PTNT, hội Phụ nữ tỉnh… các trụ sở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, khách sạn Hương Sen, trụ sở phường Nam Hà cũng đều nằm ở các vị trí đẹp.
Tại kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVII vừa qua, ông Hà Văn Trọng, Giám đốc Sở Tài chính tiết lộ, có trụ sở cũ bỏ hoang từ lâu nhưng hàng năm địa phương này vẫn phải trích ra một số tiền để tu bổ, sửa chữa tránh xuống cấp.
Ông Trọng cho biết, từ năm 2017 trở về trước, trụ sở cũ không còn sử dụng theo quy định phải được đưa ra đấu giá tài sản gắn với đất. Các cơ quan có tài sản hoặc các cơ quan quản lý tài sản đã nhiều lần đưa ra bán đấu giá nhưng không thành công.
Về nguyên nhân, từ năm 2017 trở về trước thị trường bất động sản đóng băng. Đối với các trụ sở cũ có vị trí bám đường Phan Đình Phùng thì phải chuyển nhượng sử dụng đất chuyển sang kinh doanh và thuê đất có thời hạn nên khó bán.
Phần lớn các trụ sở cũ đã xuống cấp, bên cạnh đó một số trụ sở có giá trị lớn, để cải tạo sửa chữa thì số tiền rất lớn.
Trụ sở Sở NN&PTNT cũ ở đường Phan Đình Phùng nhếch nhác |
Ngày 07/3/2017, Thủ tướng ra văn bản số 342/TTg-V.I về việc tạm dừng bán tài sản và chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ ngày 1/1/2018 luật tài sản công có hiệu lực, tỉnh đã đề nghị các trụ sở cũ của cơ quan trung ương đóng trên địa bàn phải báo cáo lại với cơ quan chủ quản của mình, các trụ sở của cơ quan thuộc thẩm quyền tỉnh phải tham mưu có hướng xử lý kịp thời.
Các trụ sở cũ không những không bán được, ngược lại hàng năm tỉnh Hà Tĩnh phải dùng hàng chục triệu đồng tiền ngân sách để duy tu, sửa chữa tránh xuống cấp.
“Đối với các trụ sở cũ đã giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất thì họ tự lên phương án tính toán bán đấu giá, còn có tài sản công như khách sạn Hương Sen thì mỗi năm tỉnh phải bỏ ra 55 triệu đồng để duy tu, sửa chữa, thuê người trông coi, việc cấp kinh phí cho tài sản công này từ 2017 đến nay” – ông Trọng nói.
Tới đây, Sở Tài chính sẽ chủ trì đôn đốc các sở ban ngành khẩn trương lên phương án sắp xếp; tỉnh cũng giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất lên phương án tính toán, hoàn thiện một số trụ sở cũ để xử lý.
Ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh cho hay, tỉnh rất nghiêm túc trong việc quản lý tài sản công. Các trụ sở cũ nhiều lần đưa ra đấu giá nhưng chưa có người mua.
Quan điểm của tỉnh không phải cứ hạ giá mãi để cho đến khi có người mua mới thôi, hiện phải được quản lý để tránh hư hỏng.
“Việc bán đấu giá phải tuân thủ mục tiêu của quy hoạch. Bán đấu giá làm thế nào để thu được khoản ngân sách về tốt nhất, nên không thể vội” - ông Khánh nói.
Vì sao khó bán?
Ông Nguyễn Chí Công – Phó giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất Hà Tĩnh cho hay, tại TP Hà Tĩnh, hiện nay Trung tâm đang quản lý 4 tài sản công án ngự tại các địa điểm đắc địa gồm các trụ sở cũ của Tỉnh đoàn, Sở NN&PTNT, nhà khách Hương Sen và khu liên cơ báo Hà Tĩnh.
Trụ sở cũ có giá trị lớn nhưng không phù hợp với các nhà đầu tư |
Trung tâm đã tiến hành đề xuất phương án tài sản trên đất và chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với trụ sở cũ của Tỉnh đoàn và Sở NN&PTNT. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa được UBND tỉnh phê duyệt.
Đối với khu liên cơ báo Hà Tĩnh do trên khu đất có tài sản của Cục Thống kê tỉnh, là cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, nên phải có quyết định điều chuyển tài sản của Bộ Tài chính về cho UBND tỉnh quản lý mới thực hiện được việc bán đấu giá.
Còn nhà khách Hương Sen, Trung tâm đã xây dựng Đề án bán đấu giá giá cho thuê, đã được Sở Tài chính thẩm định, hiện đang trình UBND tỉnh phê duyệt
Khó khăn lớn nhất trong việc đưa các khu đất trên vào sử dụng trở lại là do các tài sản trên đất còn giá trị lớn nhưng không phù hợp với mục đích đầu tư mới của nhà đầu tư.
Do đó, khi vào thực hiện dự án, hầu hết nhà đầu tư đều lập lại quy hoạch và xây dựng mới công trình, việc này dẫn đến nhà đầu phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua tài sản trên đất nhưng không sử dụng được, mặt khác còn phải mất thêm chi phí để tháo dỡ, vận chuyển đổ thải…
“Trước đây, trụ sở cũ của Sở NN&PTNT được định giá 38,7 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản trên đất là 2,2 tỷ đồng; nhà khách Hương Sen được định giá 63 tỷ đồng, hiện đã cắt một phần đất để xây dựng Trung tâm hành chính công tỉnh nên khi thực hiện bán tài sản và chuyển nhượng các khu đất này, thì phải xác định lại giá trị tài sản trên đất và giá đất theo giá hiện thời” – ông Công nói.
Cũng theo ông Công, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt phương án và đề án bán đấu giá, Trung tâm sẽ thuê tư vấn độc lập xác định lại giá khởi điểm để trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và tổ chức bán đấu giá theo quy định.
Di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội đô Hà Nội: Đua nhau bám trụ “đất vàng”
Đến nay, Hà Nội chưa thu hồi được mét đất nào từ các cơ sở cũ gây lãng phí lớn đối với ngân sách nhà nước