当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tỷ lệ kèo 7m】Cẩn trọng với rủi ro tài chính trong doanh nghiệp

can trong voi rui ro tai chinh trong doanh nghiep

An ninh tài chính là cốt tử của DN. Ảnh: Internet

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn an ninh tài chính và cạnh tranh DN do Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh (IBCS) phối hợp với Cục An ninh tài chính,ẩntrọngvớirủirotàichínhtrongdoanhnghiệtỷ lệ kèo 7m tiền tệ và đầu tư (Bộ Công an) tổ chức ngày 25/7 tại Hà Nội.

Phát biểu tại Diễn đàn, PGS.TS. Nguyễn Văn Nam, Viện trưởng IBCS cho rằng, trong thập kỷ gần đây khủng hoảng kinh tế diễn ra đều là khủng hoảng về tài chính. Vì vậy, tất cả lĩnh vực, các cơ quan và DN đều phải hết sức quan tâm đến an ninh tài chính. An ninh tài chính là cốt tử của DN. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đội ngũ DN mới hình thành nên còn non trẻ, vì thế, cần những biện pháp đảm bảo an ninh tài chính từ các cơ quan nhà nước.

Nhận định về tình hình rủi ro an ninh, an toàn trong lĩnh vực tài chính, Thiếu tá Dương Thu Ngọc, đại diện Cục An ninh tài chính, tiền tệ và đầu tư cho rằng, hoạt động của các DN trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng và đầu tư đang có nhiều diễn biến phức tạp, vấn đề cạnh tranh giữa các DN không còn đơn thuần là cạnh tranh về vi phạm sở hữu trí tuệ, trốn thuế, hàng giả hàng nhái hay gian lận báo cáo tài chính… mà đang tinh vi, quyết liệt hơn trong các giao dịch nội gián, đánh cắp thông tin của đối phương, tung tin đồn thất thiệt để triệt phá nhau, “chạy chính sách”, tạo điều kiện cho “sân sau” hoạt động…

Đặc biệt, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, theo đại diện của Bộ Công an, hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng đang có chiều hướng phức tạp, nhiều cán bộ cấp cao bị bắt giam, điều tra… cùng nhiều sai phạm liên quan đến điều hành hoạt động và cho vay, gây ảnh hưởng đến an ninh an toàn hệ thống.

Đối với lĩnh vực tài chính – chứng khoán – thuế - hải quan, Thiếu tá Dương Thu Ngọc cho biết, cạnh tranh giữa các DN cũng rất phức tạp, nhiều DN trốn thuế, nợ thuế. Bên cạnh đó là tình trạng DN niêm yết nhưng cố tình che giấu thông tin, tạo doanh thu ảo…

Không những thế, theo TS. Phạm Tuấn Anh, Đại học Thương mại, rủi ro tài chính đối với DN tới từ 3 nguồn cơ bản bao gồm: môi trường bên trong DN dẫn tới rủi ro thanh khoản, rủi ro phá sản; môi trường ngành và môi trường kinh tế vĩ mô sẽ dẫn tới rủi ro về lãi suất, hối đoái và tín dụng.

Tiêu biểu như, lãi suất trên thị trường thay đổi có thể ảnh hưởng tới giá trị theo thời gian của các tài sản nợ cũng như tác động tới chi phí tài trợ của DN. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong cạnh tranh, DN khó tránh khỏi việc bán chịu cho các đối tác, do đó DN có thể gặp phải rủi ro tín dụng khi đối tác không có hoặc suy giảm khả năng thanh toán. Hơn thế, rủi ro tín dụng còn có thể kết hợp với rủi ro hối đoái và rủi ro lãi suất, tạo nên những nguy cơ lớn hơn đe doạ hiệu quả kinh doanh của DN.

Do vậy, TS. Phạm Tuấn Anh cho rằng, các giải pháp quản trị rủi ro hối đoái, rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất cần được thiết kế một cách có hệ thống, thể hiện được mối quan hệ của các loại rủi ro này.

Tuy nhiên, cùng với sự chủ động ứng phó rủi ro từ DN, các chuyên gia khuyến nghị cả hệ thống tài chính cũng phải có thay đổi để tăng cường an ninh, an toàn.

Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực đề xuất thực hiện báo cáo đánh giá rủi ro tài khóa hàng năm; thành lập các bộ phận đầu mối quản lý rủi ro tài khóa thuộc Bộ Tài chính hoặc do các liên vụ, cục phụ trách. Bên cạnh đó, các cơ quan cần nâng cao năng lực phân tích rủi ro, xây dựng cơ sở dữ liệu, dự báo, cảnh báo… để các DN có thông tin để hoạt động, điều phối hoạt động kinh doanh.

Cùng với đó, theo các chuyên gia, trong lĩnh vực ngân hàng – tiền tệ, để giảm rủi ro, cần đẩy mạnh tái cơ cấu các tổ chức tín dụng; tăng cường quản trị DN, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế đối với các định chế tài chính và DN nhà nước; tăng cường thanh kiểm tra, giám sát…

分享到: