游客发表

【soi kèo costa rica】Tiếp sức thanh niên khởi nghiệp

发帖时间:2025-01-11 05:49:49

Về quê khởi nghiệp

Khát vọng làm giàu trên quê hương đã thôi thúc nhiều người trẻ trở về quê nhà lập nghiệp,́psứcthanhniecircnkhởinghiecirc̣soi kèo costa rica khởi nghiệp. Và thực tế đã có nhiều ĐVTN khởi nghiệp thành công với những mô hình kinh tế hiệu quả, tạo sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Trong số những thanh niên quyết tâm lập nghiệp tại địa phương có anh Nguyễn Tiến Dũng (SN 1993) ở thôn 4, xã Đăng Hà.

Ra trường với tấm bằng kỹ sư nông nghiệp, anh Dũng vào làm việc ở khu công nghệ cao tỉnh Đồng Nai. Hơn 6 năm phụ trách về kỹ thuật trồng dưa lưới công nghệ cao, anh Dũng nhận thấy mô hình cho hiệu quả kinh tế cao và bản thân có thể tự làm tại nhà nên vợ chồng anh quyết định về Bình Phước khởi nghiệp.

 Anh Nguyễn Tiến Dũng cho biết, dưa lưới được trồng trong nhà màng nên hạn chế được 60-70% các loại bệnh hại, côn trùng

Với số vốn tích lũy được, năm 2020, anh Dũng đầu tư hơn 200 triệu đồng làm 7 sào nhà màng để trồng dưa lưới. Sau vụ đầu tiên thành công, gia đình anh tiếp tục mở rộng diện tích để trồng gối vụ và hiện phát triển lên 1,4 ha. Năm 2023, mỗi vụ gia đình anh thu gần 4 tấn dưa lưới, lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng/vụ.

Theo anh Dũng, dưa lưới từ lúc xuống giống đến khi thu hoạch khoảng 75 ngày, 1 năm có thể trồng 3-4 vụ. Để đạt năng suất cao, anh trồng luân phiên các giống dưa cũng như trồng trực tiếp xuống đất và bầu xen kẽ trong một nhà màng. Dưa lưới thuộc dòng cây lagim nên bệnh nhiều như cây bầu, cây bí, tuy nhiên, dưa lưới trồng trong nhà màng sẽ hạn chế được 60-70% các loại bệnh hại, côn trùng. Đối với các loại sâu bệnh hại, anh Dũng sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý, tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là chủ động quan sát và phòng bệnh kịp thời để đạt năng suất cao.

Trước đây, việc học tập và lập nghiệp tại thành phố lớn là đích đến của nhiều bạn trẻ. Thế nhưng, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, số người trẻ có trình độ học vấn đã chọn con đường ngược lại, họ rời thành phố về quê khởi nghiệp ngày càng tăng. Những thanh niên như anh Dũng đã và đang phát huy thế mạnh làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội trên chính quê hương mình.

Phó Bí thư Ðoàn xã Ðăng Hà TRƯƠNG VĂN NHẤT


Ðồng hành với thanh niên

Trong những năm qua, chính quyền và Đoàn thanh niên xã Đăng Hà đã quan tâm, triển khai nhiều chính sách phù hợp hỗ trợ thanh niên địa phương, đặc biệt là thanh niên đồng bào dân tộc thiểu số lập nghiệp, khởi nghiệp. Chương trình nuôi bò sinh sản luân chuyển hỗ trợ ĐVTN hoàn cảnh khó khăn duy trì từ năm 2019 đến nay đã mang lại những tín hiệu tích cực, giúp thanh niên địa phương vươn lên phát triển kinh tế.

Là một trong những ĐVTN khó khăn được Đoàn xã Đăng Hà hỗ trợ nuôi bò sinh sản luân chuyển, anh Long Văn Thái (SN 1991, dân tộc Nùng) ở thôn 3 cho biết, gia đình anh nhận bò từ tháng 2-2022. Sau hơn 2 năm chăm sóc, hiện bò sinh bê con được hơn 3 tháng và khi bê hơn 6 tháng tuổi sẽ bàn giao lại bò mẹ cho Đoàn xã. “Tôi thấy chương trình nuôi bò sinh sản luân chuyển của Đoàn xã rất ý nghĩa. Qua đó, giúp những thanh niên khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên ổn định cuộc sống” - anh Thái chia sẻ.

Chương trình nuôi bò sinh sản luân chuyển hỗ trợ đoàn viên thanh niên khó khăn của Ðoàn xã Ðăng Hà rất thiết thực, giúp thanh niên vươn lên phát triển kinh tế

Phó Bí thư Đoàn xã Đăng Hà Trương Văn Nhất cho biết, hộ anh Thái có hơn 1 ha đất trồng điều, cà phê nhưng cây trồng kém năng suất, giá cả bấp bênh nên thu nhập hằng năm không đảm bảo trang trải sinh hoạt gia đình. Nhận thấy những khó khăn của gia đình anh, Đoàn xã đã xét duyệt hỗ trợ nuôi bò sinh sản luân chuyển. Theo đó, khi bò sinh sản và nuôi con đủ 6 tháng tuổi, anh Thái sẽ phải luân chuyển bò mẹ cho một thanh niên khác và giữ lại bò con nuôi để phát triển kinh tế.

Cũng được hỗ trợ nuôi bò sinh sản, đến nay bê con của gia đình chị Lân Thị Yến (SN 1999, dân tộc Tày) ở thôn 1 đã được gần 2 tháng tuổi. Chị Yến cho biết, nhận bò sinh sản từ tháng 2-2022, nhưng nuôi một thời gian thì bò bị bệnh nên Đoàn xã Đăng Hà đã thanh lý và hỗ trợ 1 con bò sinh sản khác. Theo chị Yến, nuôi bò khá dễ, ít dịch bệnh. Nếu tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ và vệ sinh chuồng sạch sẽ thì bò sẽ phát triển tốt và nuôi khoảng 1 năm là có thể sinh sản. “Đây là chương trình rất thiết thực, ý nghĩa giúp đoàn viên hoàn cảnh khó khăn có vật nuôi phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống” - chị Yến bày tỏ.

Anh Long Văn Thái cho biết, chương trình nuôi bò sinh sản luân chuyển rất ý nghĩa, thiết thực, giúp cho thanh niên khó khăn có điều kiện vươn lên

Chương trình nuôi bò sinh sản luân chuyển hỗ trợ ĐVTN khó khăn của Đoàn xã Đăng Hà triển khai từ năm 2019. Với 2 con bò sinh sản ban đầu, đến nay, chương trình đã phát triển lên 3 con và đã hỗ trợ 7 lượt ĐVTN đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn nhận nuôi để phát triển kinh tế. Với kết quả từ chương trình mang lại trong thời gian qua, Đoàn xã Đăng Hà sẽ tiếp tục triển khai nhân rộng với quy mô lớn hơn. Từ đó, tạo điều kiện cho ĐVTN hoàn cảnh khó khăn vươn lên phát triển kinh tế gia đình, cải thiện đời sống. Đồng thời, tạo thêm động lực, niềm tin để ĐVTN tham gia, gắn bó với tổ chức đoàn - hội và đồng hành trong các hoạt động tại địa phương.

    热门排行

    友情链接