【kèo 1,5】Nâng cao hiệu quả quản lý an toàn đập

 人参与 | 时间:2025-01-10 01:22:47
Nâng cao hiệu quả  quản lý an toàn đập
Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn đập

Kiên quyết vì sự an toàn hồ,ângcaohiệuquảquảnlýantoànđậkèo 1,5 đập thủy điện

Báo cáo của Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp (KTAT&MTCN - Bộ Công Thương) cho thấy, tính đến giữa năm 2017, cả nước có 330 công trình thủy điện được đưa vào khai thác, sử dụng, trong đó có 194 công trình thủy điện nhỏ (công suất lắp đặt đến 30MW) có hồ chứa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được chủ đập thực hiện đăng ký ATĐ theo đúng quy định.

Theo đánh giá của Cục KTAT &MTCN, hầu hết các chủ đập thủy điện nhỏ đều có ý thức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quản lý ATĐ, đặc biệt là những hoạt động liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du như vận hành hồ chứa theo đúng quy trình vận hành (QTVH), thực hiện kiểm định đập, kiểm tra đập, xây dựng các phương án phòng chống lụt bão bảo đảm ATĐ, phương án phòng chống lũ lụt vùng hạ du đập...

Khẳng định việc nâng cao quản lý công tác ATĐ thủy điện, ông Tô Xuân Bảo - Phó Cục trưởng Cục KTAT &MTCN - cho hay, thực hiện Quyết định 396 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về Kế hoạch hành động và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về lĩnh vực thủy điện và Chỉ thị 04 của Bộ Công Thương về công tác bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, Cục KTAT &MTCN đã thường xuyên đôn đốc các chủ đập triển khai quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn các công trình. Vừa qua, Cục đã tham mưu cho Bộ chỉ đạo các Sở Công Thương và đơn vị quản lý nhà nước trên địa bàn các tỉnh tổ chức kiểm tra toàn bộ các thủy điện. Cụ thể, đã kiểm tra 15 công trình thủy điện và thanh tra 20 thủy điện, qua đó phát hiện thiếu sót của một số đập thủy điện trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm ATĐ thủy điện. Điển hình, nhiều chủ đập thủy điện chưa chủ động áp dụng khoa học công nghệ trong dự báo, tính toán lưu lượng nước về hồ để phục vụ vận hành hiệu quả, an toàn hồ chứa. Thực tế hiện nay, chưa có quy định hướng dẫn chi tiết quy định chủ đập lắp đặt thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn trên lưu vực hồ chứa (quy định về mật độ, loại thiết bị...), do đó chưa ràng buộc, chưa có cơ sở để các chủ đập lắp đặt phục vụ vận hành hồ chứa hiệu quả.

Ngoài ra, trong công tác quản lý ATĐ thủy điện nhỏ nói riêng còn gặp một số khó khăn, vướng mắc, theo lãnh đạo Cục KTAT &MTCN, cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư xây dựng, vận hành hồ chứa, quản lý ATĐ thủy điện đã được các cơ quan chức năng ban hành đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn còn một số quy định chưa cụ thể, chưa phù hợp với tình hình hiện nay, chồng chéo hoặc không đồng bộ gây khó khăn cho các chủ đầu tư cũng như các cơ quan quản lý trong phạm vi trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị liên quan đến đầu tư xây dựng, vận hành an toàn hồ chứa, quản lý ATĐ thủy điện, cần phải sửa đổi, bổ sung cho hoàn thiện.

Đồng bộ các giải pháp

Để khắc phục những tồn tại trong vận hành hồ chứa thủy điện và quản lý ATĐ, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ đầu tư dự án thủy điện thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật về vận hành hồ chứa và quản lý ATĐ thủy điện song song với đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm minh theo thẩm quyền các chủ đầu tư dự án thủy điện không chấp hành đúng, đầy đủ quy định.

Đối với các chủ đầu tư dự án thủy điện cần thực hiện đúng, đầy đủ quy định của pháp luật hiện hành về vận hành hồ chứa và quản lý ATĐ thủy điện; Rà soát, hiệu chỉnh QTVH đơn hồ bảo đảm vận hành an toàn cho công trình, vùng hạ du, hiệu quả phát điện...

Tập trung thực hiện Quyết định số 396/QĐ-BCT, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương phải chủ động giải quyết hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền giải quyết nhằm bảo đảm vận hành khai thác các công trình thủy điện an toàn, bảo vệ môi trường - xã hội, đạt hiệu quả khai thác tổng hợp, phù hợp với điều kiện khí tượng, thủy văn, địa hình, hiện trạng hành lang thoát lũ, bố trí dân cư, hạ tầng kỹ thuật... vùng hạ du đập.

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ tổ chức thực hiện, tổng hợp tình hình thực hiện và đánh giá kỹ nội dung các phương án: Phòng chống lụt bão bảo đảm ATĐ, phòng chống lũ lụt vùng hạ du do xả lũ và bảo vệ đập tại các công trình thủy điện… Từ đó, kịp thời điều chỉnh, bổ sung nội dung các phương án nêu trên; thực hiện các biện pháp khả thi bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật về ATĐ, đặc biệt là tại các công trình thủy điện khu vực miền Trung và Tây Nguyên.

Các Sở Công Thương địa phương cần tăng cường kiểm tra, thường xuyên giám sát triển khai thực hiện công tác ATĐ; phối hợp chặt chẽ giữa địa phương và thủy điện từ cảnh báo, thông báo, vận hành… Tăng cường tuyên truyền để nhân dân vùng hạ du hiểu đúng, khách quan về vai trò của các hồ chứa thủy điện đối với việc bảo đảm an ninh năng lượng và cuộc sống của nhân dân.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Xây dựng chính sách dài hạn cho năng lượng tái tạo

Bên cạnh việc đầu tư các dự án thủy điện, nhiệt điện khí, điện than bảo đảm cung ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã xác lập định hướng và chủ trương chung trong nghiên cứu phát triển năng nượng tái tạo (NLTT) nói chung và điện mặt trời nói riêng. Tuy nhiên, các quy hoạch NLTT mới quy hoạch về quy mô công suất theo vùng, khu vực, chưa xác định địa điểm dự án, nên khó khăn trong quy hoạch và phát triển đồng bộ lưới điện. Hệ thống tiêu chuẩn chuyên ngành, thiết kế, vận hành... đối với lĩnh vực NLTT còn thiếu, chưa đồng bộ. EVN mong muốn, thời gian tới, Chính phủ sớm có quy hoạch về phát triển nguồn điện NLTT cấp tỉnh, quốc gia; ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn chuyên ngành liên quan đến công tác thiết kế, vận hành, đấu nối lưới điện của các nguồn NLTT; tiêu chuẩn kỹ thuật các thiết bị được phép tham gia vào phát và truyền tải điện từ nguồn NLTT... Đồng thời, có những chính sách ưu đãi về đầu tư và cơ chế để phát triển đồng bộ hệ thống truyền tải, phân phối điện và các công cụ bảo đảm sự vận hành ổn định của hệ thống điện; nghiên cứu phát triển các nguồn tích trữ năng lượng, thủy điện tích năng đồng bộ với phát triển NLTT.

Ông Nguyễn Thành Công - Bí thư Huyện ủy Mường La (Sơn La):Thủy điện tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương

Trên địa bàn huyện đang có 20 công trình thủy điện vừa và nhỏ, trong đó có 12 công trình đã đi vào hoạt động, 8 công trình đang thi công. Các công trình vận hành ổn định, nhiều dự án đã trồng lại rừng, hầu hết không ảnh hưởng tới tái định cư, đời sống người dân vùng thượng lưu, hạ lưu. Cùng với đó, việc xả lũ theo đúng quy trình được cấp có thẩm quyền ban hành, giúp điều tiết nguồn nước.

Việc đầu tư và xây dựng các công trình thủy điện đã tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm… Ngoài ra, các nhà đầu tư đã phối hợp với huyện, các xã có dự án mở mới gần 100 km đường giao thông nông thôn, tập trung tại các xã, bản vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, tạo thuận lợi cho đi lại, trao đổi và lưu thông hàng hóa; tham gia hỗ trợ nhân dân phát triển sản xuất; hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa bản, trụ sở làm việc...

Sở Công Thương Bình Thuận:Hoàn thiện cơ chế phát triển năng lượng gió và mặt trời

Bình Thuận là địa phương có tiềm năng năng lượng gió và mặt trời thuộc loại cao nhất trong cả nước; số giờ gió, nắng trung bình cao hơn số giờ trung bình ở phía Nam; tốc độ gió và bức xạ nhiệt cao và ổn định, rất phù hợp và thuận lợi để phát triển điện gió, điện mặt trời. Tuy nhiên, lĩnh vực điện gió tại Bình Thuận hiện còn gặp nhiều trở ngại.

Để phát triển NLTT, Sở Công Thương Bình Thuận kiến nghị: Chính phủ sớm xem xét quyết định tăng giá mua điện gió; giá mua điện hợp lý, dài hạn, bảo đảm giá thành đầu tư, có sức hấp dẫn và thu hút các tổ chức tài chính tín dụng tham gia cho vay vốn để triển khai dự án; có cơ chế tạo điều kiện và khuyến khích các chủ đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, hiệu quả và thân thiện với môi trường, đổi mới công nghệ. Đối với các dự án điện gió và điện mặt trời nằm trong vùng quy hoạch dự trữ khoáng sản titan trong tầng cát đỏ, Chính phủ cho phép UBND tỉnh được xem xét quyết định chủ trương đầu tư mà không phải có văn bản đề nghị bộ, ngành Trung ương chấp thuận triển khai đầu tư cho từng dự án như hiện nay.

Ông Mòng Văn Phương - Phó trưởng thôn Tà Cọ (huyện sốp cộp, sơn la):Cuộc sống của người dân tái định cư đã tốt hơn

Từ khi có Dự án thủy điện Tà Cọ, cuộc sống của những người dân nơi đây đã ổn định hơn. Nhờ sự quan tâm của nhà nước, hệ thống điện, đường, trường, trạm đều được đầu tư đầy đủ. Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên, trẻ con trong độ tuổi đi học 100% được đến trường. Hệ thống y tế được đầu tư tốt, bảo đảm chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Đặc biệt, nhờ có dự án thủy điện Tà Cọ, hệ thống giao thông được đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho người dân buôn bán, trao đổi nông sản tại địa phương. Thủy điện Tà Cọ cũng tạo cho người dân địa phương tăng thu nhập thông qua hoạt động đánh bắt cá tại lòng hồ thủy điện, hay tiền chăm sóc rừng bằng phí dịch vụ môi trường...

Có thể nói, việc đầu tư thủy điện nhỏ tại địa phương không ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Đất đai cho sản xuất nông nghiệp không những giữ nguyên mà còn được mở rộng. Đời sống người dân ngày càng cải thiện rõ rệt cả về vật chất và tinh thần.

Ông Trần Hồng Kỳ - Chuyên gia năng lượng cao cấp (Ngân hàng Thế giới): Chú trọng chất lượng, bảo đảm môi trường

Thủy điện Trung Sơn là Dự án phát triển NLTT được Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, có tổng vốn đầu tư 411 triệu USD, trong đó, vốn tài trợ của WB là 330 triệu. Mục đích của dự án nhằm cung cấp điện năng cho điện lưới quốc gia từ nguồn NLTT với giá thành hợp lý trên cơ sở thương mại, bảo đảm phát triển bền vững về môi trường, xã hội. Đây là một trong những dự án thủy điện điển hình được đánh giá là khá thành công tại Việt Nam, do áp dụng thực tiễn quốc tế và tuân thủ các chính sách an toàn của WB. Bên cạnh đó, Thủy điện Trung Sơn là dự án rất chú trọng đến chất lượng thiết kế kỹ thuật và áp dụng chương trình an toàn đập theo thông lệ quốc tế, bao gồm bổ sung đập tràn khẩn cấp, cống xả sâu và thực hiện các kế hoạch an toàn đập. Triển khai kế hoạch quản lý môi trường và xã hội hiệu chỉnh có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, nhấn mạnh các biện pháp nhằm giảm thiểu, nêu rõ trách nhiệm của các bên, mang tính ràng buộc và giám sát chặt chẽ.

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương:Đẩy mạnh vai trò truyền thông trong điều tiết nguồn nước và phòng chống lụt bão

Qua thực tiễn quản lý vận hành của Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương (AVC) cho thấy, việc thực hiện công tác truyền thông cộng đồng, cũng như phối hợp tốt với chính quyền địa phương và các cơ quan hữu quan trong điều tiết nguồn nước và phòng chống lụt bão đã phát huy hiệu quả tổng hợp của công trình. Việc thực hiện tốt công tác này giúp giảm thiểu các tác động bất lợi, nâng cao sự hiểu biết, gắn kết, phối hợp giữa các bên liên quan trong khai thác và sử dụng nguồn nước, cũng như phối hợp điều tiết giảm một phần lũ cho hạ du.

Để công tác truyền thông đạt hiệu quả tích cực, từ năm 2010 tới nay, AVC đã thực hiện các đợt truyền thông cộng đồng tại vùng hạ du với nhiều hình thức phong phú, hấp dẫn: Chiếu phim về biến đổi khí hậu, tiểu phẩm kịch bài chòi “Bảo vệ chính mình”, bốc thăm trả lời câu hỏi về phòng tránh thiên tai có trúng thưởng, thi tìm hiểu về phòng chống thiên tai trong học sinh… đã thu hút sự quan tâm của người dân. Đặc biệt, qua việc kêu gọi của AVC, từ năm 2015 đến nay, các nhà máy thủy điện trên sông Vu Gia đã chung tay góp sức tổ chức các hội nghị truyền thông.

Nâng cao hiệu quả  quản lý an toàn đập
Bản tái định cư Thủy điện Tà Cọ
顶: 8踩: 299