【keo bong da phap】Suối nguồn tươi trẻ

Chúng tôi tình cờ gặp và nghe được những điều đặc biệt của những cụ ông,ốinguồntươitrẻkeo bong da phap cụ bà ở tuổi xưa nay hiếm, tuy cuộc sống các cụ chưa phải trọn vẹn, đủ đầy, nhưng cách sống vui - sống khỏe - sống có ích đã giúp các cụ tìm được nguồn sống tươi trẻ cho bản thân, không chỉ vậy còn truyền cảm hứng sống đẹp, sống tốt cho nhiều người...

Cụ Bé (thứ ba từ phải sang) chăm làm từ thiện ở tuổi gần 70.

Chuyện cụ Bé làm việc không bé chút nào !

Thứ bảy hằng tuần, khi gà chưa gáy sáng, bà Huỳnh Thị Bé (ngụ khu vực 1, phường III, thành phố Vị Thanh) đã đi chợ mua tàu hũ, chuẩn bị nấu cơm từ thiện tại Tổ cơm, cháo, nước sôi Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Lúc mới nghe những người quen giới thiệu về bà, tôi có chút… hết hồn, bởi danh thiếp trên điện thoại có dòng chữ “Cô Bé đại ca”.

Khi được hỏi về biệt danh này, bà cười: “Cái thời tôi còn phụ trách bệnh tâm thần kinh ở Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội tỉnh, cho bệnh nhân tâm thần uống thuốc hoặc nói người bệnh đi khám bệnh, vệ sinh, ăn uống… mọi người đều nghe theo. Trong khi những người khác đến nói có khi bị rượt đánh, biệt danh Bé đại ca có từ đó”.

Đam mê văn nghệ, nên bà viết nhiều tác phẩm đi thi thố trong ngành. Tiểu phẩm “Thương người điên” do bà đóng vai chính, là nhân vật bị điên. Vì hiểu và gần gũi chăm sóc bệnh nhân tâm thần lâu nay, nên bà đem… cái sự điên đó lên trên sân khấu một cách thực tế. Đến nỗi nhiều người quen cứ nói hôm nay bà bị… người điên nhập hay sao mà đóng đạt đến vậy…

Bà kể, được chăm sóc, tiếp xúc với những người bệnh tâm thần kinh nên phải ứng xử khác với người thường. Lúc xởi lởi, nhẹ nhàng, thủ thỉ, đôi khi phải vui y như con nít thiệt rộn ràng, mới có thể nói chuyện, tiếp xúc được với người bệnh sao cho tự nhiên nhất… Giờ bước sang tuổi 67, ngoài tuổi già, đầu bạc, bà chỉ có nụ cười và những câu chuyện vui kể lại cho mọi người, để cuộc sống giữa bộn bề lo lắng có thêm niềm vui, thêm động lực mà sống vui, sống khỏe, sống xứng đáng, sống nêu gương.

Bà tên Bé nhưng làm những chuyện không bé chút nào. Khi trẻ, bà chọn học y sĩ tại Trường Cán sự điều dưỡng Cần Thơ và ra trường lúc đất nước thống nhất. Bà từng làm khoa nội, khoa khám bệnh của Viện trường Y tế Vị Thanh (tiền thân Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện nay) và phụ trách mảng tâm thần kinh (hiện nay là Bệnh viện Chuyên khoa tâm thần và Da liễu tỉnh). Tính ra, bà công tác ngành y gần 40 năm. Không chồng, không con, nhưng bà có một gia đình lớn hạnh phúc, đó là gia đình của những người cùng chung chuyện làm từ thiện, làm việc ý nghĩa giúp đời. Khi còn con gái, bà nuôi mẹ, đến lúc mẹ mất bà nuôi cháu. Một tay bà lo cho ba đứa cháu ăn học, lo chuyện vợ chồng.

Giờ, cứ hết nấu cơm từ thiện, bà đi may quần áo xô để gửi tiệm bán, lấy tiền lời cuối năm mua quà cho người nghèo, người bán vé số. Một thân một mình, nhưng năm 2006, bà cất căn nhà tới 2 tầng 1 lửng ở khu vực 1, phường III khang trang. Cất xong, bà cho 3 cặp vợ chồng đồng nghiệp chưa có nhà vào ở chung, chỉ cùng chia tiền điện nước, không đóng tiền nhà. Đơn giản vì họ cần chỗ ở, còn bà cần niềm vui, nên chẳng tính toán gì…

Ở tuổi 80, bà Loan (trái) vẫn luôn tạo tiếng cười cho mọi người.

Truyền cảm hứng sống tốt đẹp đến mọi người

Những cụ ông, cụ bà lớn tuổi bây giờ tích cực sống vì những mục tiêu cao quý, sống vì cộng đồng, đã truyền những cảm hứng sống tốt đẹp đến với mọi người. Hôm đi tặng quà cho một hộ gia đình nghèo ở xã Đông Phước, huyện Châu Thành, bà Nguyễn Thị Loan, ở ấp 3, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, đứng lên hát một đoạn bài hát yêu thích: “Hôm nay đây còn vui trông thấy nhau, bên tiếng ca, tiếng đàn vượt trời cao. Lời vui thắm thiết, chứa chan như khi mới gặp nhau”…

Rồi tiếng vui cười của mọi người rộn ràng cả buổi tặng quà. Năm nay đã bước qua tuổi 80, nhưng cuộc sống hàng ngày của bà Loan rất vui. Tám người con của bà đều có công ăn việc làm ổn định và có gia đình riêng. Với bà, đó là thành quả ưng ý nhất của cuộc đời, khi nuôi nấng, lo cho con cái lớn khôn, có cuộc sống ổn định.

Còn bà, hàng ngày đi kiếm cây thuốc về chặt phơi khô, sau đó gửi cho các chùa, phòng thuốc nam từ thiện. Khi có đoàn đi tặng quà cho các cảnh đời cảm thông và chia sẻ, bà lại khăn gói đi theo. Cứ mỗi lần đi từ thiện, bà lấy 100 tờ vé số bán, tiền có được từ bán vé số bà tặng lại hết cho người nghèo.

Còn ông Đinh Văn Hai (Hai Đen), ở ấp Sậy Niếu A, xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, hiện chăm làm từ thiện và nằm trong Ban điều hành Tổ cơm, cháo, nước sôi Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy, 20 năm nay ông gắn bó với nơi này. Thời trai trẻ, ông từng công tác tại Tiểu đoàn Tây Đô, cầm súng trên tay, sát vai cùng đồng đội diệt quân thù. Ngày đó và bây giờ, ông đều đam mê văn nghệ, cuộc vui nào cũng có mặt ông, không hát thì cũng đọc thơ cho mọi người hân hoan. Ông chia sẻ, vợ mất đã gần 10 năm nay rồi, nhưng ông vẫn thích những bài thơ về tình vợ chồng già, rồi ông đọc:

“Mình ơi tôi bảo mình này,

Cho tôi đôi phút giãi bày chút thôi,

Tuổi già thì mặc tuổi già,

Vẫn như thời trẻ gọi là anh em,

Làm gương con cháu nó xem,

Cho bên hàng xóm chết thèm một phen”…

Ở tuổi 82, ông nói nhìn 10 đứa con, mấy chục đứa cháu, chắt làm ăn, học hành đến nơi đến chốn, là niềm vui của ông. Cuộc sống thanh thản, ông hay đi làm từ thiện, hết đi vận động cho tổ cơm, cháo, nước sôi, ông lại đi tặng quà hộ nghèo…

Đây chỉ là 3 trong số gần 95.400 người cao tuổi toàn tỉnh đang ngày qua ngày mang đến những điều tốt đẹp cho cuộc sống, truyền cảm hứng sống đẹp, sống vui cho xã hội. Ông Nguyễn Văn Quận, Trưởng ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh Hậu Giang, chia sẻ: “Người cao tuổi toàn tỉnh luôn cố gắng nêu gương tuổi càng cao, gương càng sáng. Luôn sống chan hòa, vui vẻ, để mỗi ngày là một niềm vui. Phong trào thiện nguyện có sự tham gia của người cao tuổi ngày một nhiều thêm. Nhiều người cao tuổi có mặt ở hầu hết các cuộc vận động, các hoạt động vì cộng đồng, đó là điểm nhấn tốt đẹp khi các cụ ở tuổi cây cao bóng cả”.

Toàn tỉnh hiện có gần 95.400 người cao tuổi, trong đó người cao tuổi từ 60-80 được hưởng trợ cấp xã hội là hơn 6.000, số người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên được hưởng trợ cấp xã hội là hơn 11.200 người. Trong đó, có hơn 1.300 người cao tuổi tham gia từ thiện từ tổ trưởng trở lên, những người cao tuổi này vẫn cố gắng giúp đời bằng sức lực của mình, đều là những người làm tốt công tác tuyên truyền, vận động tại các địa phương.

 

HOÀNG NGUYÊN

Thể thao
上一篇:Thanh niên, phụ nữ chung sức xây dựng nông thôn mới
下一篇:Apple ra mắt ốp lưng kiêm pin dự phòng 25 tiếng cho iPhone 6