Tuy nhiên,ếtliệtđấutranhvớihànggiảhànglậutrênsànthươngmạiđiệntửhải phòng vs hà tĩnh sự bùng nổ của các trang thương mại điện tử cũng tạo ra những mặt trái như, một số đối tượng đã lợi dụng các hình thức này để tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng… Vì vậy, để chống hàng lậu trên thương mại điện tử, các cơ quan chức năng cần có các giải pháp quyết liệt hơn.
Loạn hình thức livestream bán hàng
Là một tín đồ mua sắm online, chị Nguyễn Ngọc Linh (phường Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội) thường xuyên dành thời gian rảnh rỗi để lướt Facebook, Shopee tìm các mẫu quần áo đẹp mắt. Dù khá tự tin về khả năng lựa chọn sản phẩm qua mạng của mình, nhưng không ít lần chị Linh vẫn mua phải những sản phẩm kém chất lượng nhưng có giá trên trời.
Theo chị Linh, ngày 28/6, chị có đặt mua một bộ quần áo của một cửa hàng thông qua hình thức livestream với giá 700.000 đồng. Thế nhưng khác xa với những gì người bán hàng giới thiệu, sản phẩm chị nhận được là một bộ đồ nhăn nhúm, chất xù, nhanh giãn.
“Khi tôi phản hồi lại với cửa hàng, câu trả lời mà tôi nhận được là khách đã nhận hàng không được phép đổi, trả. Sau một hồi đôi co cửa hàng đã chặn luôn Facebook của tôi”- chị Linh bức xúc.
Dễ dàng nhận thấy, các “sự cố” mua hàng online như chị Linh không phải là hiếm khi mà việc mua bán hàng trên các trang thương mại điện tử đã trở thành xu hướng và ngày càng trở nên khó kiểm soát.