【trận leed】Kinh tế Trung Quốc mạnh hay yếu?

  发布时间:2025-01-10 19:32:13   作者:玩站小弟   我要评论
Mặc dù Trung Quốc cũng có sự chuẩn bị song sau 30 năm thì phép lạ kinh tế cũng sinh ra nhiều "bệnh l trận leed。

kinh te trung quoc

Mặc dù Trung Quốc cũng có sự chuẩn bị song sau 30 năm thì phép lạ kinh tế cũng sinh ra nhiều "bệnh lạ". Ảnh minh họa

Khi theo dõi tình hình Trung Quốc,ếTrungQuốcmạnhhayyếtrận leed người ta thấy một nghịch lý. Từ vài năm nay, giới kinh tế bắt đầu nói đến nỗi khó khăn của lãnh đạo kinh tế Trung Quốc sau giai đoạn tăng trưởng huy hoàng bình quân 9%/năm trong 34 năm liên tục và nay đến lúc phải cải cách để khỏi rơi vào cái bẫy thu nhập trung bình.

Nhưng ngược lại, nhiều nhà nghiên cứu thì nêu vấn đề về sức ảnh hưởng (cả về kinh tế và chính trị) của Bắc Kinh gây băn khăn cho dư luận. Như vậy, kinh tế Trung Quốc mạnh hay yếu?

Giới chuyên gia thời gian gần đây thường bàn về khó khăn của lãnh đạo Bắc Kinh sau một giai đoạn tăng trưởng ngoạn mục và nay chất lên một núi nợ có thể sụp đổ. Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, sau gần 200 năm bất ổn, một quốc gia có hơn 1,3 tỷ dân đã có 30 năm ổn định để phát triển.

Tăng trưởng của Trung Quốc xuất phát từ hai lực đẩy là tăng đầu tư và giảm tiêu thụ. Khi đầu tư nhiều để nâng sản lượng cho một thị trường nội địa không được tiêu thụ như ý thì nhà nước đẩy mạnh xuất khẩu và độc quyền thu về ngoại tệ nên có dự trữ ngoại tệ hơn 3.000 tỷ USD để có thể ảnh hưởng đối với kinh tế thế giới.

Mặc dù Trung Quốc cũng có sự chuẩn bị song sau 30 năm thì phép lạ kinh tế cũng sinh ra nhiều "bệnh lạ". Hệ thống tài chính ngân hàng Trung Quốc có nhiều sai lệch tích lũy từ lâu. Việc bơm tiền hay phân phối tài nguyên qua nhiều kênh không minh bạch như hệ thống ngân hàng “ngầm” vẫn tiếp tục chất lên một núi nợ.

Thế giới ngợi ca “phép lạ kinh tế” Trung Quốc mà ít thấy khái niệm “tăng đầu tư” và “giảm tiêu thụ” có nghĩa là nhà nước "trưng thu" tiết kiệm rất nhiều và rẻ của dân để đưa vào sản xuất. Người ta thấy ra cái “được” mà khó đếm được cái “mất” - như ô nhiễm môi sinh, tham nhũng hay bất công xã hội, là các vấn đề đang ám ảnh Trung Quốc.

Liên quan tới biến cố 2008-2009 rất gần đây, khi kinh tế thế giới bị suy trầm, hoạt động xuất của Trung Quốc sút giảm thì Bắc Kinh bơm tiền kích thích để vẫn duy trì đà sản xuất cũ.

Việc bơm tiền qua tín dụng, chủ yếu là qua hệ thống ngân hàng của nhà nước, đã đẩy kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản năm 2010, nên người ta mới có ấn tượng rằng Trung Quốc rất mạnh về kinh tế, nhưng phải chăng mặt trái của sức mạnh ấy là một núi nợ ước tương đương khoảng 282% GDP của nước này.

Khi bộ máy bơm tiền thuộc về nhà nước, do nhà nước điều tiết theo diện chính sách mà bất chấp quy luật thị trường, thì đằng sau nạn đầu cơ chỉ là “lạm dụng tín dụng”.

Ngày nay, nạn đầu cơ địa ốc thổi giá đất đai của nhiều tỉnh thành Trung Quốc không khác gì Nhật Bản trước khi đổ vỡ năm 1990.

Còn tại Trung Quốc là tình trạng đầu tư tràn lan, chưa sử dụng hết công suất, cùng với núi nợ xấu sẽ sụp khi bong bóng phát triển đổ bể.

Lãnh đạo Bắc Kinh hiểu ra mối nguy ấy nên muốn tránh và tìm cách dồn sức đầu tư ra ngoài. Các dự án mà Trung Quốc dự định thực hiện ở những quốc gia khác nhằm phân tán rủi ro.

Hồi tháng 11/2013, Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ III của khóa 18 đề ra phương hướng cải cách và chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn (khoảng 7,5%), thay vì 9-10%.

Khả năng là Bắc Kinh biết rằng phải giảm tốc độ cho cỗ xe khỏi lật khi vào khúc quanh. Nhưng vì sao mà ngày nay họ vẫn đề ra chỉ tiêu tăng trưởng là hơn 7%/năm, trong khi giới quan sát kinh tế hay các định chế tài chính quốc tế đều cho rằng Trung Quốc khó đạt mức tăng trưởng như vậy và nếu không khéo thì kinh tế sẽ hạ cánh nặng nề chứ không nhẹ nhàng như lãnh đạo Bắc Kinh mong muốn?

Mặc dù Trung Quốc cũng có sự chuẩn bị song sau 30 năm thì phép lạ kinh tế cũng sinh ra nhiều "bệnh lạ". Hệ thống tài chính ngân hàng Trung Quốc có nhiều sai lệch tích lũy từ lâu. Việc bơm tiền hay phân phối tài nguyên qua nhiều kênh không minh bạch như hệ thống ngân hàng “ngầm” vẫn tiếp tục chất lên một núi nợ.

Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Nghĩa, Trung Quốc cần “đạp thắng” để đổi hướng, nhưng rồi lo ngại tăng trưởng giảm làm thất nghiệp tăng và gây bất ổn nên lại lặng lẽ bơm tiền kích thích qua nhiều kênh mà họ biết là thiếu an toàn.

Năm 2014, Trung Quốc thử nghiệm biện pháp bơm tiền "tinh tế" hơn, không qua kênh tín dụng ngân hàng đầy rủi ro mà qua việc ngân hàng trung ương mua lại trái phiếu của một số khu vực nhất định.

Năm 2015, Trung Quốc vừa cho phép đảo nợ tại một số tỉnh, tức là cũng thi hành biện pháp bất thường mà các nước Tây phương đã áp dụng là nới lỏng định lượng. Vì vậy, Trung Quốc chưa thể hãm đà tăng trưởng để tìm ra thế quân bình bền vững hơn, với tiêu thụ nội địa mới là lực đẩy.

Trong khi đó, theo số liệu mới đây của Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 5/2015 đạt mức cao nhất trong ba tháng qua, trong khi doanh số bán lẻ tăng trở lại từ mức "đáy" của 9 năm. Các chuyên gia phân tích nhận định đây là những tín hiệu tích cực về tình hình "sức khỏe" của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 5/2015 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm 2014. Số liệu về sản lượng công nghiệp của Trung Quốc trong tháng 5/2015 cao hơn mức tăng 5,9% trong tháng 4/2015 và vượt con số dự đoán trung bình (6%) của các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg News.

Cũng trong tháng Năm vừa qua, doanh số bán lẻ của Trung Quốc, một thước đo về chi tiêu tiêu dùng, tăng 10,1%, so với mức tăng 10% của tháng 4/2015.

Trung Quốc cũng vừa thông báo số liệu thương mại không mấy khả quan. Xuất khẩu của Trung Quốc trong 5 tháng đầu năm 2015 chỉ tăng 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn nhiều mục tiêu tăng 6% của chính phủ đề ra cho năm nay. Xuất khẩu tới châu Âu và Nhật Bản giảm tương ứng 6,9% và 8,1%, trong khi xuất khẩu tới Đông Nam Á cũng không tăng. Đầu tư vào lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc tiếp tục xu hướng giảm tốc trong 5 tháng đầu năm 2015, với tốc độ tăng trưởng 5,1% - mức thấp nhất kể từ năm 2009.

Trong khi đó, sản lượng khí đốt tự nhiên của Trung Quốc trong tháng 5/2015 giảm 2% so với cùng kỳ năm 2014, tháng giảm thứ hai liên tiếp khi thị trường dự đoán nước này sẽ thông báo cắt giảm giá bán khí đốt trong thời gian tới để thúc đẩy nhu cầu đang chậm lại./.

Theo TTXVN

相关文章

最新评论