Empire777Empire777

【tỉ số của anh】Liên kết các địa phương phát triển khoa học công nghệ

Cán bộ Viện Công nghệ sinh học Đại học Huế triển khai các nghiên cứu

Liên kết nhiều địa phương

Sau 3 năm triển khai nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ về nhân giống hữu tính nhằm nâng cao tỷ lệ và chất lượng cây giống sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà My,ênkếtcácđịaphươngpháttriểnkhoahọccôngnghệtỉ số của anh tỉnh Quảng Nam, đến nay dự án nghiên cứu này đã cơ bản cho thấy hiệu quả. PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, Viện trưởng Viện CNSH Đại học Huế chia sẻ, thành công từ dự án nghiên cứu trên không chỉ giúp nâng cao tỷ lệ và chất lượng cây giống đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần triển khai hiệu quả quy hoạch bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam mà còn chứng minh hiệu quả liên kết với các địa phương trong việc thực hiện các hoạt động KHCN.

Việc liên kết giữa Viện CNSH Đại học Huế với các địa phương trong các hoạt động KHCN cũng đang phát triển tốt. Cuối năm 2019, Viện CNSH Đại học Huế “bắt tay” hợp tác với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam nhằm xây dựng các mô hình thí điểm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Theo đại diện Viện CNSH, trong năm 2020, Viện sẽ bắt đầu thí điểm xây dựng 3 mô hình: Nuôi lươn đồng thương phẩm không bùn; Nhân giống in vitro (trong ống nghiệm) và trồng lan giả hạc thương phẩm từ hạt không sử dụng phòng lạnh; Ứng dụng chế phẩm sinh học diệt tuyến trùng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

Trên thực tế, việc liên kết với các địa phương không chỉ thực hiện các dự án khoa học mà cả trên lĩnh vực đào tạo. PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải cho biết, những năm gần đây, Viện phối hợp với các sở, ngành tại các địa phương triển khai nhiều chương trình đào tạo ngắn hạn, tập trung nhiều nhất ở các tỉnh, thành phố, như Gia Lai, Đà Nẵng, Quảng Trị, trong đó, chú trọng nhất là các kỹ thuật nhận biết các loại cây trồng bị bệnh bằng sinh học phân tử; phân lập các chủng vi sinh vật; nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào…

“Mình đi tận các địa phương để triển khai các chương trình đào tạo. Các khóa đào tạo thường dành cho các cán bộ, giảng viên các trường cao đẳng, trung cấp nghề hay chuyên viên các trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật thuộc các sở KHCN. Có những đơn vị phối hợp đào tạo khá nhiều chương trình và mỗi khóa đào tạo kéo dài 1 – 2 tuần”, TS. Hoàng Tấn Quảng, Trưởng phòng Thí nghiệm Công nghệ Gen, Viện CNSH Đại học Huế kể.

Mở rộng hợp tác

Theo đại diện Viện CNSH Đại học Huế, hiện nay ở các tỉnh thành miền Trung – Tây Nguyên có khá nhiều lời mời hợp tác về các hoạt động KHCN. Trong năm 2020, Viện sẽ có chuỗi làm việc, kết nối với các địa phương từ Quảng Trị đến Nghệ An để thảo luận, phối hợp triển khai các dự án KHCN và những chương trình đào tạo liên quan. Bên cạnh đó, Viện CNSH cũng sẽ kết nối với các tỉnh như Quảng Ngãi, Nghệ An để chuyển giao KHCN.

Hiện, Viện CNSH tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính là thủy sản, nông nghiệp và môi trường và đây cũng là những lĩnh vực cần nghiên cứu, ứng dụng tại nhiều địa phương trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Lợi thế của Viện CNSH Đại học Huế là thường xuyên thực hiện các nhiều đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ nên không chỉ mang lại uy tín, mà việc hợp tác với các địa phương trong lĩnh vực KHCN cũng thuận lợi hơn.

Theo PGS.TS. Trương Thị Hồng Hải, sau khi được Chính phủ phê duyệt đề án (Số 523/QĐ-TTg ngày 14/5/2018) phát triển Viện CNSH Đại học Huế thành trung tâm CNSH cấp quốc gia tại miền Trung thì Viện đang được đầu tư về nhiều mặt, nhất là nguồn nhân lực và cơ sở vật chất phục vụ việc nghiên cứu khoa học và đào tạo. Vì thế, trong thời gian tới sẽ tiếp tục liên kết nhiều địa phương để cùng phát triển các hoạt động KHCH. Riêng trong lĩnh vực đào tạo, Viện CNSH Đại học Huế còn mở rộng hợp tác, tuyển sinh đào tạo tại nước bạn Lào.

Bài, ảnh:Hữu Phúc

赞(5)
未经允许不得转载:>Empire777 » 【tỉ số của anh】Liên kết các địa phương phát triển khoa học công nghệ