Doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm đến thị trường thực phẩm, đồ uống Việt Nam Ngành Thực phẩm - đồ uống Việt Nam: Nhiều dư địa lọt vào top 3 châu Á Doanh nghiệp đồ uống chớp thời cơ từ xu hướng thị trường Hiện nhiều doanh nghiệp thực phẩm- đồ uống vẫn chưa ý thức được hết sức mạnh của truyền thông đối với việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng. Ảnh: internet Theo đó, các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm - đồ uống được phân chia theo nhóm ngành và xếp hạng top 10 của từng nhóm. Đó là nhóm ngành sữa và sản phẩm từ sữa; nhóm ngành đường, bánh kẹo và thực phẩm dinh dưỡng khác; nhóm ngành thực phẩm đóng gói, gia vị, dầu ăn; nhóm ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh; nhóm ngành đồ uống có cồn, nhóm ngành đồ uống không cồn.
Đứng đầu danh sách nhóm ngành sữa là Công ty CP sữa Việt Nam (Vinamilk), đứng đầu nhóm ngành đường bánh kẹo là Công ty TNHH Nestle’ Việt Nam, đứng đầu nhóm ngành thực phẩm đóng gói, gia vị là Công ty CP Tiêu dùng Masan, đứng đầu nhóm ngành thực phẩm tươi sống, đông lạnh là Công ty CP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản, đứng đầu nhóm ngành đồ uống có cồn là Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt nam, đứng đầu nhóm ngành đồ uống không cồn là Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam.
Đứng thứ 2 và thứ 3 theo lần lượt của các nhóm ngành trên là Công ty CP sữa TH, Công ty TNHH Frieslandcampina Việt Nam; Công ty TNHH thực phẩm Orion Vina, Công ty CP Mondelez Kinh Đô Việt Nam; Công ty CP Acecook Việt Nam, Công ty Ajinomoto Việt Nam; Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty CP Vĩnh Hoàn; Tổng công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty CP Bia- Rượu- Nước giải khát Hà Nội; Tập đoàn Trung Nguyên Legend, Công ty TNHH nước giải khát Coca-Cola Việt Nam.
Theo Vietnam Report, các doanh nghiệp lọt vào Top 10 Công ty uy tín ngành thực phẩm - đồ uống năm 2019 được lựa chọn dựa trên 3 tiêu chí chính: Năng lực tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn,... ); Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding - mã hóa các bài viết về công ty trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng; Khảo sát người tiêu dùng về mức độ nhận biết và sự hài lòng với các sản phẩm/ dịch vụ của công ty; Khảo sát chuyên gia đánh giá vị thế của các công ty trong ngành; Khảo sát doanh nghiệp được thực hiện trong tháng 9/2019 về quy mô thị trường, lao động, vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2019,...
Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhiều thương hiệu được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn nhiều nhất (phân theo nhóm sản phẩm) như: Vissan (Thực phẩm tươi sống), Cái Lân (Gia Vị, Dầu ăn), Vinamilk (Sữa), Đường Quảng Ngãi (Bánh kẹo), Heineken (Bia rượu), Pepsi (Nước ngọt), Trung Nguyên (Cà phê), Acecook (Đóng gói, đồ hộp) đều nhờ nhiều vào truyền thông. Truyền thông không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối trực tiếp giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng mà còn giúp người tiêu dùng nhận diện thương hiệu uy tín tốt hơn khi đưa ra quyết định mua sắm.
Các thương hiệu thực phẩm - đồ uống được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất năm 2019 (phân theo nhóm sản phẩm) Tuy nhiên, kết quả phân tích truyền thông của Vietnam Report cũng cho thấy, sự hiện diện trên truyền thông của các doanh nghiệp ngành thực phẩm, đồ uống hiện còn hạn chế. Chỉ 49,7% số doanh nghiệp được nghiên cứu có lượng thông tin đạt ngưỡng nhận thức, trong đó 52,1% có tần suất xuất hiện tối thiếu 1 lần/ 1 tháng. Về độ đa dạng thông tin, 11,6% số doanh nghiệp có thông tin bao phủ 10/24 số nhóm chủ đề có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp. 3 nhóm chủ đề thường được đề cập đến nhiều nhất: Tài chính/ Kết quả kinh doanh, Cổ phiếu, Sản phẩm.
Về chất lượng thông tin, doanh nghiệp được đánh giá là "an toàn" khi đạt tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực và tiêu cực so với tổng lượng thông tin được mã hóa ở mức 10%, tuy nhiên ngưỡng "tốt nhất" là trên 20%. Trong ngành thực phẩm - đồ uống, hiện có khoảng 28% số doanh nghiệp đạt mức 10% này. Đây cũng là bài toán khó cho các doanh nghiệp đặc biệt trong bối cảnh công nghệ hiện đại và thông tin đa chiều như hiện nay nhưng cần phải tính cho giai đoạn tiếp theo.
顶: 4461踩: 63210 doanh nghiệp có tỷ lệ chênh lệch thông tin tích cực/tiêu cực cao nhất trên truyền thông trong giai đoạn từ tháng 8/2018 đến tháng 8/2019
【thứ hạng của young boys】Truyền thông ảnh hưởng như thế nào tới uy tín ngành thực phẩm
人参与 | 时间:2025-01-25 21:16:14
相关文章
- Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm thư 'không tìm gặp lại con nữa'
- Nga chưa đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây
- EURO 2024 khép lại với nhiều thành công trong công tác tổ chức
- Lịch thi đấu vòng 1/8 EURO 2024 ngày 30/6: Chờ tuyển Anh khẳng định bản lĩnh
- Tai nạn giao thông Ô tô con tông xe tập lái, 1 người tử vong
- Nhật Bản mở rộng hợp tác an ninh, kinh tế với châu Âu
- Nữ kình ngư Võ Thị Mỹ Tiên được đặc cách dự Olympic Paris 2024
- Người phụ nữ cần gấp 200 triệu đồng ghép tuỷ, cứu nguy tính mạng
- Cá nhân không thực hiện đúng quy định về gia hạn tạm trú có thể bị phạt 1 triệu đồng
- Bị ung thư di căn, tính mạng bé trai 8 tuổi ở Nghệ An gặp hiểm nguy
评论专区