当前位置:首页 > Cúp C1 > 【valencia – almería】Đưa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào thực chất 正文

【valencia – almería】Đưa cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước vào thực chất

来源:Empire777   作者:Nhận Định Bóng Đá   时间:2025-01-27 04:14:06

dua co phan hoa doanh nghiep nha nuoc vao thuc chat

Việc cổ phần hóa thời gian tới sẽ ưu tiên chất lượng thay vì hoàn thành số lượng. Ảnh: internet.

"Chấp nhận được"

TheĐưacổphầnhóadoanhnghiệpnhànướcvàothựcchấvalencia – almeríao báo cáo của Bộ Tài chính, 7 tháng đầu năm 2016, 43 doanh nghiệp với giá trị thực tế là 29.907 tỷ đồng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa, trong đó có 6 tổng công ty.

Cũng trong 7 tháng qua, các đơn vị đã thoái vốn được 2.870 tỷ đồng (giá trị sổ sách), tổng số tiền thu về 5.632 tỷ đồng từ bán cổ phần. Cụ thể: Các tập đoàn, tổng công ty đã thoái được 381 tỷ đồng (giá trị sổ sách), thu về 424 tỷ đồng từ bán cổ phần tại 5 lĩnh vực nhạy cảm, đồng thời, đã thoái 1.259 tỷ đồng, thu về 1.959 tỷ đồng từ bán cổ phần ở những lĩnh vực khác. Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đã bán 1.229 tỷ đồng, thu về 3.248 tỷ đồng.

Với số lượng cổ phần hóa không còn nhiều, hầu hết tập trung vào các DN lớn thì tiến độ triển khai đến thời điểm hiện nay là vẫn "chấp nhận được". Vấn đề quan trọng cần quan tâm trong giai đoạn hiện tại là chất lượng của việc cổ phần hóa và hiệu quả đổi mới quản trị doanh nghiệp sau quá trình này.

Đề cập một số điểm quan trọng của công tác cổ phần hóa trong giai đoạn này, ông Đặng Quyết Tiến cho biết: Trước hết sẽ tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn ở các DN kinh doanh có hiệu quả đúng như Nghị quyết của Đảng. Việc này cần phải được triển khai hiệu quả để tìm được những nhà đầu tư, người mua phát huy được giá trị của vốn Nhà nước, thu về nhiều nhất có thể để tái đầu tư.

Bên cạnh đó, trong quá trình cổ phần hóa, việc thận trọng, tránh làm bằng mọi giá, tránh thất thoát được đặt lên hàng đầu theo Nghị quyết của Bộ Chính trị. Với sự thận trọng đó, cơ quan quản lý cũng đang nhận thấy vẫn đề định giá doanh nghiệp của các đơn vị tư vấn vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng. “Chúng tôi cũng đang kiến nghị Chính phủ cho phép cơ quan Kiểm toán Nhà nước rà soát lại để xác định rõ giá trị doanh nghiệp và đánh giá chất lượng của công ty tư vấn nhằm đảm bảo tính đúng, tính đủ, tính chính xác trong hoạt động này” – ông Tiến nói. Giải pháp này sẽ tạo thêm niềm tin cho các nhà đầu tư khi tiếp cận những thông tin về doanh nghiệp.

Hiện nay, Bộ Tài chính cũng đang trình Chính phủ Nghị định sửa đổi Nghị định số 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần. Trong đó sẽ mở ra thêm một số hình thức bán cổ phần và bổ sung thêm các nội dung xử lý phân cấp phân quyền mạnh hơn cho các cơ quan đại diện chủ sở hữu, giảm bớt thủ tục hành chính cũng như tạo thêm cơ hội cho các Ban chỉ đạo có nhiều phương án mua hơn.

Tuy đang sửa đổi song theo đại diện Bộ Tài chính, những cơ chế này vốn đã có đầy đủ rồi, không cần chờ đến khi Nghị định mới ban hành mới có thể áp dụng, thay vào đó có thể xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ để thực hiện ngay, “cốt là” đảm bảo hiệu quả cao nhất, tránh gian lận, thất thoát, tránh bệnh thành tích mà “chạy tiến độ” hoặc níu kéo chậm lại vì sợ.

Những giải pháp đó được kỳ vọng là sẽ giải tỏa được vấn đề cổ phần hóa chưa thực chất như giai đoạn vừa qua.

Sẽ xử DN không chịu lên sàn


Chia sẻ thêm về tỷ lệ bán ra của các DN, ông Tiến cho biết: Theo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp cũng như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ sớm công bố tiêu chí, danh mục phân loại DNNN. Theo đó, các DN không nằm trong danh mục Nhà nước nắm giữ 100% vốn thì có thể cổ phần hóa, bán tối thiểu 35%. Đối với các DN Nhà nước không cần nắm giữ vốn thì có thể bán toàn bộ. Điều này sẽ kích thích các nhà đầu tư chân chính thực sự muốn tham gia vào quản lý DN.

“Tùy từng DN nhưng cốt yếu vẫn phải xây dựng những phương án quyết liệt. Nếu DN không cần Nhà nước nắm giữ, phải bán số lượng lớn chứ không thể cố gắng bán ra nhỏ giọt để cản trở nhà đầu tư thì không nên” – vị này khẳng định đồng thời cho rằng các bộ, ngành chủ quản phải kiên quyết hơn. Khi xây dựng phương án đối với các DN lớn, đại diện Bộ Tài chính và đại diện Ban Chỉ đạo Chính phủ tham gia giám sát để kiên quyết loại trừ những trường hợp ngại đổi mới, ngại va chạm, ngại sự tham gia của các cổ đông khác và sợ mất vị trí.

Đối với các DN đã cổ phần hóa nhưng vẫn không niêm yết trên thị trường chứng khoán, đại diện Cục Tài chính doanh nghiệp cho biết: Quy định về việc niêm yết đã được khuyến khích thực hiện từ khi ban hành Nghị định số 51, sau đó là bắt buộc nhưng vẫn chưa có chế tài xử phạt.

Bộ Tài chính cũng đã có kiến nghị và tới đây chế tài xử phạt cụ thể với tình trạng này sẽ được nghiên cứu đưa ra.

Trước mắt, đối với các DN chậm niêm yết đăng ký giao dịch, Chính phủ đã và đang chỉ đạo, đôn đốc người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan chủ sở hữu yêu cầu thực hiện đúng quy định, trừ trường hợp có những yếu tố khách quan chưa đủ điều kiện.

Trong bối cảnh chế tài xử phạt còn đang hoàn thiện, chưa có tính răn đe, cơ quan Nhà nước chỉ có thể đề nghị các DN gương mẫu thực hiện đồng thời nhận thức đầy đủ rằng việc niêm yết trên thị trường chứng khoán mới đảm bảo được sự công khai, minh bạch – một trong những mục tiêu mà việc nâng cao quản trị DN sau cổ phần hóa hướng tới.

标签:

责任编辑:Cúp C1