Ảnh: Tư liệu minh họa. |
Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự (thay thế Nghị định 30/2018/NĐ-CP và Nghị định số 97/2019/NĐ-CP của Chính phủ).
Công tác định giá tài sản ngày càng chuyên nghiệp
Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, Bộ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và trình Chính phủ lần lượt ban hành các quy định về vấn đề định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Đặc biệt đối với các nội dung được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 97/2019/NĐ-CP đã giúp phân công trách nhiệm của các Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự từ địa phương đến Trung ương bao gồm 4 cấp Hội đồng, gồm: Hội đồng định giá cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Bộ và Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với Hội đồng định giá cấp Bộ đã quy định đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng và thực hiện định giá lại, định giá trong trường hợp đặc biệt theo quy định.
Bị từ chối định giá tài sản do chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự Về phạm vi điều chỉnh, hiện mới chỉ quy định về việc thực hiện yêu cầu định giá đối với các vụ án hình sự mà không tiến hành định giá trong giai đoạn giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự. Do đó, một số trường hợp Hội đồng định giá cấp tỉnh đã từ chối định giá tài sản do chưa có quyết định khởi tố vụ án hình sự. |
Đối với Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đã định giá lại tài sản do Hội đồng định giá cấp Bộ định giá lần đầu và thực hiện định giá trong trường hợp đặc biệt theo quy định.
Các quy định đã góp phần tháo gỡ một phần khó khăn, vướng mắc trong việc tạm ứng và thanh toán kinh phí phục vụ định giá, định giá lại, đã bổ sung quy định về cơ chế hỗ trợ cho một số hoạt động của Hội đồng có tính chất tương tự với các hoạt động thường xuyên của các bộ, ngành.
Trên thực tế, hoạt động định giá tài sản trong tố tụng hình sự đã được triển khai ở tất cả các địa phương trong cả nước và đạt những kết quả đáng ghi nhận. Các quy định pháp lý về quyền, nghĩa vụ và trình tự, thủ tục định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản được triển khai đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương, tạo điều kiện để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền các cấp, cá nhân thực hiện đúng quyền hạn, trách nhiệm trong thực hiện công vụ.
Trên cơ sở đó, góp phần hoàn thiện các chế định bổ trợ tư pháp, giúp công tác định giá tài sản ngày càng được nâng lên, thể hiện tính chuyên môn, chuyên nghiệp cao.
Bảo đảm xét xử các vụ án hình sự chính xác, kịp thời, nghiêm minh
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung quy định về vấn đề này là hết sức cần thiết.
Việc sửa đổi nghị định nhằm thể chế hoá các quan điểm, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đối với công tác định giá tài sản trong tố tụng hình sự, phục vụ cho việc xử lý các vụ án, vụ việc hình sự.
Dự thảo nghị định góp phần giải quyết vướng mắc định giá tài sản trong tố tụng hình sự. Ảnh: Tư liệu minh họa. |
Bộ Tài chính cho rằng, Nghị định được sửa đổi lần này phải góp phần giải quyết những hạn chế, vướng mắc trong hoạt động định giá tài sản trong tố tụng hình sự đang đặt ra trong thực tiễn.
Đồng thời, bảo đảm công tác khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án hình sự được chính xác, kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Đáng lư ý, dự thảo nghị định quy định đối với Hội đồng cấp Bộ, do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật quyết định thành lập để thực hiện định giá.
Cụ thể, trong các trường hợp sau: Thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án tham nhũng, kinh tế, chức vụ về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và phức tạp liên quan đến nhiều cấp và được dư luận xã hội quan tâm khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng cùng cấp; thực hiện định giá lại trong các trường hợp theo quy định.
Như vậy, Hội đồng cấp Bộ chỉ thực hiện định giá lần đầu đối với tài sản thuộc các vụ án hình sự (đã có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan có thẩm quyền tố tụng). Đối với các vụ việc hình sự (cụ thể trường hợp định giá tài sản trong giai đoạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự) thì do Hội đồng cấp tỉnh thực hiện để đảm bảo phù hợp với tính chất, mức độ của vụ việc, vụ án hình sự. Quy định như trên nhằm giảm gánh nặng hành chính lên các bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng…/.
Khó định giá tài sản không có giá thị trường Về nguyên tắc định giá tài sản, định số 30/2018/NĐ-CP quy định một trong các nguyên tắc định giá tài sản là “phù hợp với giá thị trường của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá". Tuy nhiên, điều này cũng không phù hợp trong trường hợp định giá tài sản là hàng cấm, tài sản có thị trường hạn chế hoặc không mua bán, giao dịch trên thị trường (không có giá thị trường). |