您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【nha bóng đá】Để chiến dịch thành công và lan tỏa 正文

【nha bóng đá】Để chiến dịch thành công và lan tỏa

时间:2025-01-11 08:19:22 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Để Chiến dịch giao thông nông thôn, thủy lợi và trồng cây bảo vệ m&oc nha bóng đá

Để Chiến dịch giao thông nông thôn,Đểchiếndịchthnhcngvlantỏnha bóng đá thủy lợi và trồng cây bảo vệ môi trường nông thôn năm 2022 thành công hơn nữa, các ngành, địa phương đã đóng góp nhiều sáng kiến, giải pháp để hoàn thiện hơn các phần việc.

Các địa phương đã phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong các công trình, phần việc.

Lòng dân trong chiến dịch

Trồng cây phòng, chống sạt lở ở các tuyến sông, kênh, rạch, đã trở thành phong trào lan tỏa tại Hậu Giang. Dù đây là phần việc mới được bổ sung vào Chiến dịch giao thông - thủy lợi mùa khô trong vài năm trở lại đây, nhưng sức lan tỏa mà nó mang lại hết sức sâu rộng. Với sự hưởng ứng đồng bộ của người dân đã điểm tô thêm “màu xanh mới” trên từng dòng kênh, con rạch, góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, thân thiện.

Là một trong những hộ dân tiên phong trong các phong trào ở địa phương, ông Lê Văn Hơn, ở xã Phụng Hiệp, huyện Phụng Hiệp, cho biết đây là phong trào hết sức ý nghĩa, chủ trương đúng đắn, phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện đời sống của người dân nông thôn. Chiến dịch vừa qua, gia đình ông đăng ký tự đầu tư làm 200m kè sinh thái bảo vệ con lộ giao thông nông thôn khỏi tác động của xói mòn, kết hợp tạo cảnh quan xanh. Chưa dừng lại ở đó, ông còn tích cực vận động bà con trong xóm cùng hưởng ứng phong trào ý nghĩa này.

“Làm xong phần kè của mình, tôi vận động bà con xung quanh cùng kè mé trồng tràm, kết quả có hơn 20 hộ dân liền kề xây dựng theo. Hiện nay, đã tạo thành đoạn kênh xanh mát đẹp mắt. Tôi còn góp sức tuyên truyền bà con gìn giữ cảnh quan xanh, thường xuyên vệ sinh kè tràm, làm cỏ. Nhiều người tranh thủ lúc tràm còn nhỏ, tỉa đậu xanh, trồng thêm cây điên điển trên bờ kè để thu huê lợi”, ông Hơn cho hay.

Phong trào cho thấy rõ nét vai trò chủ thể của người dân trong việc tạo thành công đột phá cho chiến dịch. Đa phần các giải pháp ứng phó với sạt lở bằng kè cây xanh đều có chi phí thấp, dễ làm nên đã trở thành lựa chọn hàng đầu của người dân trong việc ứng phó với sạt lở và tạo điểm nhấn trong phát triển du lịch nông nghiệp. Kè sinh thái được UBND tỉnh đánh giá rất phù hợp với tinh thần Nghị quyết số 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Ông Phạm Văn Công, ở ấp 9B, xã Vị Bình, huyện Vị Thủy, phấn khởi cho biết: “Ven đoạn kênh thủy lợi này năm trước còn cỏ dại mọc um tùm, giờ đã thay bằng hàng kè tràm thẳng tắp. Riêng đoạn ở ngã tư sông ven nhà, tôi vận động bà con xung quanh đầu tư kè kiên cố để chống xói mòn đất. Mặt trên bờ kè thì múc đất vào, tận dụng trồng bầu, bí lấy trái ăn. Dù mô hình nào thì bà con cũng đồng tình rất cao, bởi nó gắn liền với đời sống dân sinh”.

Có thể thấy, những năm gần đây, chính quyền địa phương và người dân có nhiều cách làm hay chung tay bảo vệ và xây dựng môi trường nông thôn như xã hội hóa trong xây dựng kè sinh thái chống sạt lở ở các tuyến sông, kênh, rạch. Công tác khai thông dòng chảy ở các tuyến sông, kênh, rạch được quan tâm góp phần bảo vệ môi trường, lưu thông thuận lợi, giảm ngập lụt trong mùa mưa bão. Ngoài ra, thủy lợi nội đồng kết hợp với giao thông nông thôn tu bổ và nâng cấp cống đập đạt yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật đảm bảo khép kín, tưới tiêu, phòng chống thiên tai, phục vụ nhu cầu sản xuất và đi lại của bà con.

Người dân hưởng ứng làm kè mé sinh thái trong chiến dịch.

Hoàn thiện hơn nữa cách làm

Từ chủ trương đúng, hợp lòng dân, chiến dịch năm 2021 trở thành phong trào thi đua rộng khắp. Bên cạnh những kết quả đạt được, Ban chỉ huy chiến dịch cũng nhìn nhận một số vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện hơn trong những năm tiếp theo. Đây là năm thứ 10 toàn tỉnh triển khai thực hiện các công trình theo các tiêu chí của xã nông thôn mới, có quy mô đầu tư cao hơn nên đòi hỏi sự đóng góp nhiều hơn từ cộng đồng dân cư. Đặc trưng một số địa phương có tuyến đê bao kết hợp với giao thông nông thôn thường nằm cặp mé sông, có nguy cơ sạt lở cao, nếu điều chỉnh sâu vào đất dân thì ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái và nhà dân.

Để chiến dịch năm 2022 thành công hơn, nhiều đơn vị đã “hiến kế” hoàn thiện để nâng cao chất lượng các công trình, phần việc. Ông Huỳnh Ngọc Trương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Long Mỹ, đề xuất hướng tới Ban chỉ huy chiến dịch cần thống nhất các loại cây trồng, quy hoạch lại đất để trồng cây lâu năm, cây dài hạn. Cần nghiên cứu biện pháp xử lý triệt để lục bình trên các tuyến sông, kênh để khai thông dòng chảy, tránh ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Huy Cường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho rằng: “Ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng, kênh rạch, sông ngòi có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nhất là về mặt giao thông, thủy lợi, tích trữ nước và điều hòa khí hậu. Tuy nhiên, thời gian qua, dường như các địa phương chưa quan tâm đầy đủ về việc bảo vệ hệ thống thủy lợi trên địa bàn, nhiều nơi còn để xảy ra tình trạng lấn chiếm. Do vậy, tôi cho rằng thời gian tới bên cạnh công tác đầu tư, cần tăng cường quản lý hơn nữa để phát huy được tối đa vai trò của hệ thống kênh rạch trên địa bàn”.

Theo Ban chỉ huy chiến dịch, nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra trong chỉ đạo thực hiện để chiến dịch năm 2022 thành công hơn. Trước nhất là sự quan tâm của Đảng bộ, chính quyền địa phương trong chỉ đạo và điều hành từ huyện đến cơ sở đã tạo được sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao, trở thành nguồn sức mạnh tổng hợp đi đến thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Các địa phương quan tâm thực hiện phong trào một cách năng động, sáng tạo, cụ thể hóa trách nhiệm cho từng cá nhân phụ trách. Tích cực huy động nguồn lực xã hội hóa để đầu tư. Coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung học tập kinh nghiệm của các địa phương làm tốt, biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân tích cực để khuyến khích thực hiện phong trào theo phương châm “đặt chất lượng và hiệu quả công việc lên trên hết”.

Ông Lê Thanh Việt, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh, cho biết: Từ chủ trương đúng, hợp lòng dân, đưa vào trọng tâm, trọng điểm, để tập trung chỉ đạo trong công tác phối hợp với đoàn thể, chính quyền và đặc biệt là tinh thần tự lực tự cường có kế hoạch triển khai thực hiện. Phát huy tốt công tác thi đua kịp thời, khen thưởng cả tinh thần và vật chất sẽ tạo được phong trào thi đua rộng khắp, dẫn đến khối lượng hoàn thành đạt và vượt kế hoạch hàng năm.

Vấn đề quan trọng không kém là cần ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, sử dụng vật liệu và thiết kế phù hợp với đặc điểm tự nhiên và xã hội của địa phương, góp phần phát triển giao thông nông thôn bền vững, thân thiện với môi trường. Cần tuyên truyền phổ biến, nhân rộng các mô hình làm tốt phong trào xây dựng và phát triển giao thông nông thôn để các địa phương khác tham khảo, học tập rút kinh nghiệm để áp dụng.

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, thời gian tới cần tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp trong đầu tư xây dựng công trình giao thông nông thôn, thủy lợi, đáp ứng yêu cầu chất lượng, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao. Các xã, thị trấn trong triển khai thực hiện, đặc biệt quan tâm và phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, thông qua Ban thanh tra nhân dân. Chú trọng quản lý bảo trì các công trình giao thông nông thôn. Chiến dịch năm 2022 phải bám sát mục tiêu theo yêu cầu xã nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao...

Bài, ảnh: KỲ ANH