【kqbd necaxa】Cổ phần hóa vì sao chậm? Lĩnh vực xây dựng còn ngổn ngang

[Thể thao] 时间:2025-01-10 21:27:50 来源:Empire777 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:154次

co phan hoa vi sao cham linh vuc xay dung con ngon ngang

Theo kế hoạch, Tổng công ty Sông Đà sẽ được IPO vào quý III/2017. Ảnh: H.Anh.

Đây là những DN hàng đầu của Bộ Xây dựng với khối tài sản và giá trị lớn nên việc CPH các DN này là không đơn giản, và thực tế tiến độ CPH của các DN này cũng đã bị lùi lại khá nhiều trong thời gian qua.

Sẽ IPO Sông Đà và IDICO trong quý III

Bộ Xây dựng đã trình phương án cổ phần hóa HUD lên Thủ tướng trong tháng 4/2017, tuy nhiên với đặc thù của TCT này là sở hữu nhiều dự án, với diện tích đất đai lớn, do đó sau khi lấy ý kiến của các bộ ngành về phương án CPH HUD, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ tiếp tục rà soát, kiểm tra lại tình hình biến động tài sản đất đai, giá trị của các dự án, trên cơ sở đó Thủ tướng sẽ xem xét quyết định. Dự kiến, trong tháng 8, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo lại, đồng thời trình Thủ tướng phương án CPH DN này.

Việc CPH DNNN ngành Xây dựng theo kế hoạch phải hoàn tất trong năm 2015, tuy nhiên, vì nhiều lý do, đến thời điểm này công tác CPH DNNN của ngành vẫn chưa được hoàn tất.

Bộ Xây dựng được giao đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 16 tổng công ty (TCT), trong đó kết thúc năm 2016 có 12 TCT đã chuyển thành công ty cổ phần như các TCT Vật liệu xây dựng số 1, Sông Hồng, Đầu tư và Phát triển xây dựng, Xây dựng Hà Nội, Xây dựng Bạch Đằng, Đầu tư nước và Môi trường Việt Nam, Tư vấn xây dựng Việt Nam, Cơ khí xây dựng… Hiện nay, còn 4 DNNN lớn phải tiếp tục hoàn thành cơ bản quá trình CPH trong năm 2017, bao gồm TCT Đầu tư và Phát triển nhà và đô thị (HUD), TCT Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM), TCT Đầu tư phát triển đô thị và Khu công nghiệp (IDICO) và TCT Sông Đà. Theo đại diện Bộ Xây dựng, tính đến thời điểm này, trong 4 TCT có 2 TCT là Sông Đà và IDICO đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án CHP vào đầu tháng 6/2017.

Theo phương án CPH Công ty mẹ - TCT Đầu tư phát triển đô thị và khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc CPH IDICO sẽ được tiến hành theo hình thức kết hợp bán bớt phần vốn nhà nước hiện có và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. IDICO sẽ có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là 300 triệu cổ phần (với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần), trong đó 135 triệu cổ phần sẽ được bán cho nhà đầu tư chiến lược (chiếm 45% vốn điều lệ). Số cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong DN là gần 1,7 triệu cổ phần (chiếm 0,56% vốn điều lệ) và hơn 55 triệu cổ phần sẽ bán đấu giá công khai. Phần vốn Nhà nước nắm giữ là 108 triệu cổ phần (chiếm 36% vốn điều lệ đến thời điểm 31/12/2018), sau thời điểm này sẽ tiếp tục bán hết phần vốn nhà nước còn nắm giữ.

Với TCT Sông Đà, hình thức CPH TCT này cũng tương tự hình thức CPH IDICO, tuy nhiên, số vốn điều lệ của TCT Sông Đà - CTCP được phê duyệt là 4.500 tỷ đồng. Theo phương án được phê duyệt, Nhà nước sẽ nắm giữ tới 51% vốn điều lệ của Sông Đà với 229,5 triệu cổ phần cho đến hết năm 2019. Số cổ phần này sẽ được bán bớt để sau năm 2020, phần vốn nhà nước còn nắm giữ tại DN này sẽ phải giảm xuống dưới 50% vốn điều lệ. Nhà đầu tư chiến lược sẽ có cơ hội mua lại 135 triệu cổ phần tại DN này, tương đương 30% vốn điều lệ. Sau năm 2019, Bộ Xây dựng sẽ phải chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Sông Đà sang SCIC.

Trao đổi với báo chí, đại diện Vụ Quản lý doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cho biết, hiện nay Bộ Xây dựng với chức năng là đại diện chủ sở hữu đã và đang hoàn tất những công việc tiếp theo của quá trình CPH và đang chuẩn bị cho kế hoạch IPO 2 TCT này. Dự kiến trong tháng 9/2017 việc IPO Sông Đà và IDICO sẽ được tiến hành, đồng thời Bộ Xây dựng cùng các DN chuẩn bị những công việc khác để tổ chức Đại hội cổ đông lần đầu.

Quyết tâm về đích đúng hẹn?

Như vậy, ngành Xây dựng hiện còn 2 TCT là VICEM và HUD đang trong quá trình hoàn thiện các bước để được phê duyệt phương án CPH. Theo ông Nguyễn Việt Hùng, Chánh văn phòng Bộ Xây dựng, với HUD, Bộ Xây dựng đang trình phương án CPH; với VICEM, hiện nay đang trong quá trình xác định giá trị DN.

Theo kế hoạch, việc CPH VICEM đáng lẽ đã phải được thực hiện vào quý IV/2016, sau khi đã phải lùi lại nhiều lần khi việc CPH DN này phải gắn với việc tái cơ cấu những khoản nợ của Công ty Xi măng Sông Thao (thuộc TCT HUD) và Xi măng Hạ Long (của TCT Sông Đà) theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Việc xử lý vấn đề tài chính của hai công ty xi măng này gặp nhiều khó khăn dẫn tới tiến độ CPH VICEM phải lùi lại đến cuối năm 2017. Để đẩy nhanh quá trình CPH VICEM, tại phương án CPH Sông Đà mới được phê duyệt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Xây dựng chỉ đạo TCT Sông Đà phối hợp với VICEM, Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long, hoặc đối tác khác có liên quan để cam kết và hoàn thành thực hiện theo đúng thời hạn quy định việc trả các khoản nợ cho ngân hàng nước ngoài và Quỹ Tích lũy trả nợ thuộc Bộ Tài chính mà TCT Sông Đà là chủ thể nhận nợ, tiếp tục xử lý những tồn tại về tài chính, công bố thông tin về DN CPH, thực hiện chuyển TCT Sông Đà thành công ty cổ phần theo đúng quy định của pháp luật.

Liên quan đến CPH HUD, hiện nay các đề xuất của Bộ Xây dựng đối với phương án CPH TCT này vừa qua đã bộc lộ nhiều bất cập. Bộ KH&ĐT trong một văn bản gửi lên Văn phòng Chính phủ mới đây đã có ý kiến phản đối nhiều đề xuất của Bộ Xây dựng. Đơn cử, với đề xuất của Bộ Xây dựng về việc bán 25% cổ phần của HUD cho nhà đầu tư chiến lược, Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, HUD là DN hàng đầu Việt Nam về phát triển nhà ở và thị trường BĐS, do đó không cần thiết phải có nhà đầu tư chiến lược. Bên cạnh đó, Bộ KH&ĐT cũng không đồng tình với kiến nghị của Bộ Xây dựng cho phép lấy kết quả xác định giá trị DN này ngày 31/12/2014 để làm căn cứ xác định giá trong IPO khi việc công bố giá trị DN và IPO cách thời điểm xác định giá trị đã quá 18 tháng, đồng thời đề nghị Thủ tướng cho phép phối hợp với Kiểm toán Nhà nước để rà soát để cập nhật, bổ sung giá trị DN đến thời điểm gần nhất để đảm bảo tính đầy đủ giá trị đất đai, tránh thất thoát cho Nhà nước. Về giá cổ phần và phương án thoái vốn, trong quyết định của Bộ Xây dựng năm 2016, giá trị DN của HUD tính đến hết tháng 12/2014 là 10.900 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước hơn 3.400 tỷ đồng.

Thông tin thêm về vấn đề này, đại diện Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ Xây dựng cho biết, Bộ Xây dựng đã trình phương án cổ phần hóa HUD lên Thủ tướng trong tháng 4/2017, tuy nhiên với đặc thù của TCT này là sở hữu nhiều dự án, với diện tích đất đai lớn, do đó sau khi lấy ý kiến của các bộ ngành về phương án CPH HUD, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ tiếp tục rà soát, kiểm tra lại tình hình biến động tài sản đất đai, giá trị của các dự án, trên cơ sở đó Thủ tướng sẽ xem xét quyết định. Dự kiến, trong tháng 8, Bộ Xây dựng sẽ báo cáo lại, đồng thời trình Thủ tướng phương án CPH DN này. Chia sẻ thêm về những khó khăn trong quá trình cổ phần hóa 4 TCT này, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, quy mô về vốn, tài sản của các TCT này là rất lớn, chiếm tới 80% giá trị vốn, tài sản của 16 DNNN ngành xây dựng. Với quy mô này, việc xác định giá trị tài sản là rất khó khăn, phức tạp. Để tính đúng tính đủ giá trị DN, đảm bảo khách quan, công khai minh bạch, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các cơ quan nhà nước để hoàn thiện, kiểm tra, rà soát lại trước khi công bố phương án CPH và tiến hành CPH.

Đại diện Bộ Xây dựng cũng cho hay, Bộ xây dựng sẽ cơ bản hoàn thành các công việc CPH với 4 DN này trong năm 2017. Cụ thể, sẽ tổ chức đấu giá, phát hành cổ phần, đại hội cổ đông lần đầu để chuyển IDICO, Sông Đà thành CTCP trong quý III và HUD vào quý IV/2017. Việc phê duyệt giá trị DN và trình Thủ tướng Chính phủ phương án CPH VICEM cũng sẽ được tiến hành trong quý IV/2017. Bên cạnh đó, trong thời gian còn lại của năm 2017, Bộ Xây dựng thực hiện quyết toán, bàn giao vốn nhà nước sang công ty cổ phần đối với các TCT đã hoàn thành CPH, xem xét, thỏa thuận cho các TCT thực hiện thoái, tăng, giảm vốn tại các công ty con, công ty liên kết theo phương án được duyệt.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接