【bongda tyle】Vụ Grab tăng chiết khấu khiến tài xế bức xúc: Không liên quan đến chính sách thuế mới ban hành

 人参与 | 时间:2025-01-25 00:18:35

Tài xế Grap

Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế.

Vụ hàng trăm tài xế Grab tại Hà Nội tắt app,ụGrabtăngchiếtkhấukhiếntàixếbứcxúcKhôngliênquanđếnchínhsáchthuếmớibanhàbongda tyle diễu hành trên đường phố và kéo đến văn phòng của Công ty TNHH Grab (Grab) tại Hà Nội để phản đối việc bị tăng chiết khấu đã nhận được sự chú ý của dư luận. Giải thích về vấn đề này, Grab cho rằng, việc tăng mức khấu trừ mỗi chuyến xe là do áp dụng Nghị định 126/2020/NĐ-CP của Chính phủ (có hiệu lực từ 5/12/2020). Tuy nhiên, Tổng cục Thuế cho biết, việc áp dụng Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế.

Nghị định 126 không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân

Như TBTCVN đã thông tin, ngay sau khi Grab lên tiếng cho rằng, việc tăng tỷ lệ chiết khấu đối với tài xế là do thực hiện Nghị định 126, Tổng cục Thuế đã có phải hồi cho biết, Nghị định 126 chỉ quy định việc khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với doanh nghiệp kinh doanh vận tải công nghệ. Cụ thể là quy định tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân (trong đó có lĩnh vực vận tải công nghệ) phải có trách nhiệm khai thuế GTGT và xuất hoá đơn trên toàn bộ doanh thu, theo quy định về thuế suất và khai thuế của tổ chức.

Tổ chức chỉ khấu trừ và khai thay, nộp thay cho cá nhân đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN) theo quy định của pháp luật thuế TNCN (biểu thuế tại Thông tư 92/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân), không phân biệt hình thức phân chia khoản tiền thu được giữa tổ chức và cá nhân.

Phía Grab chưa thông tin rõ

Tại buổi làm việc với đại diện Grab, Tổng cục Thuế đã giải thích rõ cho Grab biết về Nghị định 126/2020/NĐ-CP không có thay đổi về chính sách thuế GTGT. Đối với Grab là hoạt động kinh doanh vận tải, doanh nghiệp khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì thuế suất thuế GTGT là 10% và doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định. Phía Grab chưa thông tin rõ cho cơ quan thuế về việc tăng giá và tăng mức chiết khấu đối với tài xế là do ảnh hưởng của Nghị định 126.

Trao đổi thêm với phóng viên, bà Tạ Thị Phương Lan - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ, vừa và hộ kinh doanh, cá nhân (Tổng cục Thuế) cho biết, Nghị định 126 quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế chỉ quy định việc khai thuế và quản lý thuế, chứ không điều chỉnh thuế suất, cũng như quy định chính sách thuế. “Thuế suất 10% thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh vận tải đã được quy định từ trước và áp dụng thống nhất đối với loại hình kinh doanh vận tải. Do đó, Nghị định 126 không làm tăng thuế suất thuế GTGT đối với cá nhân tài xế Grab” - bà Lan nói.

Cũng theo bà Lan, do trước đây chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, nên việc áp dụng thuế của Grab không thống nhất, chưa tính đúng, tính đủ thuế GTGT như các mô hình taxi truyền thống khác. Do đó, Nghị định 126 vừa được Chính phủ ban hành đã quy định cụ thể hơn vấn đề này. “Nghị định 126 đã quy định cá nhân chỉ phải chịu trách nhiệm về thuế TNCN và không phải chịu thuế GTGT, cá nhân tài xế chỉ chịu thuế TNCN 1,5% nếu có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm, do đó không làm tăng nghĩa vụ thuế của cá nhân tài xế” - bà Lan chia sẻ.

Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế

Trước đó, cũng theo thông tin của Tổng cục Thuế gửi các cơ quan báo chí, Tổng cục Thuế cho rằng, Nghị định 126 của Chính phủ là văn bản hướng dẫn về quản lý thuế, nên chỉ quy định rõ hơn về việc khai thuế đối với mô hình hợp tác kinh doanh với cá nhân (doanh nghiệp vận tải công nghệ), không phải quy định mới về chính sách thuế GTGT. Do đó, chính sách thuế GTGT đối với hoạt động vận tải công cộng không thay đổi, vẫn áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% như từ trước đến nay. Vì vậy, Grab phải có trách nhiệm điều chỉnh lại cơ cấu giá tính thuế để đảm bảo không ảnh hưởng đến người tiêu dùng, cũng như thu nhập của tài xế.

Tổng cục Thuế cũng cho rằng, Grab được xác định là hoạt động kinh doanh vận tải, không phải là hoạt động kinh doanh công nghệ. Vì thực tế, Grab giữ vai trò quyết định về giá vận tải, quyết định về các chính sách với khách hàng, chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng, do đó, Grab có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ về pháp lý trong mọi lĩnh vực (bao gồm nghĩa vụ thuế) với cơ quan nhà nước, nghĩa vụ với khách hàng và các vấn đề liên quan đến tư pháp (nếu có) là đúng với bản chất hoạt động kinh tế phát sinh.

Nói về lý do Grab thay đổi chính sách giá và tỷ lệ chiết khấu cho tài xế tại thời điểm 5/12 là do tác động của Nghị định 126, dẫn đến Grab tăng giá cước từ 8% - 18% đối với từng loại hình dịch vụ và ở từng khu vực khác nhau, đồng thời giảm tỷ lệ chia cho tài xế 7% là không hợp lý. Vì thế, Tổng cục Thuế đã có giấy mời đại diện Grab đến làm việc để làm rõ lý do tăng giá.

Ông Nguyễn Văn Được - Tổng giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín:

Grab tăng chiết khấu từ 20% lên 27% là chưa phù hợp

Ông Nguyễn Văn Được

Ông Nguyễn Văn Được

Từ trước đến nay, dịch vụ vận tải chịu thuế giá trị gia tăng 10% chứ không phải đến khi Nghị định 126 có hiệu lực mới áp dụng. Quan điểm trước đây là tài xế là cá nhân kinh doanh và không xuất hóa đơn, chỉ nộp thuế khoán. Thực tế không phải vậy, đây là thỏa thuận hợp tác kinh doanh giữa 2 bên.

Giữa hãng công nghệ Grab và tài xế Grab có mối quan hệ hợp tác kinh doanh với các thỏa thuận về phân chia doanh thu, sản phẩm. Theo quy định hiện hành về hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia doanh thu, một trong các bên phải cử ra đại diện để xuất hóa đơn cho khách hàng và kê khai nộp thuế.

Nghị định 126 làm rõ hơn quy định này và phù hợp với loại hình kinh doanh vận tải công nghệ, tạo sự minh bạch và công bằng cho các hình thức kinh doanh khác. Mặt khác, với cách làm này, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể nhận hóa đơn khi cần, đồng thời đảm bảo nguyên tắc bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn theo quy định.

Theo tôi Grab tăng chiết khấu từ 20% lên 27% là chưa phù hợp mô hình hiện tại. Tất nhiên, đây là quyền thỏa thuận của các bên (Grab và tài xế) trong giao dịch dân sự. Chưa kể giá cước được đẩy tăng, càng cho thấy chính sách phân chia cước này cần xem xét lại.

Nhìn ở góc độ khác, sẽ có ý kiến cho rằng phần tăng thêm là chi phí vận hành và kê khai nộp thuế, cũng như chi phí hoá đơn chứng từ... thế nhưng theo tôi hãng vận tải công nghệ cần hài hoà lợi ích của các bên. Mặt khác, Grab cũng nên xem xét việc xuất hóa đơn cho khách hàng, vì hóa đơn giá trị gia tăng 10% thì sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào với những chi phí về xăng xe, cầu đường (có thể yêu cầu tài xế cung cấp hóa đơn mua bán)… từ đó, Grab được lợi và tài xế cũng bớt thiệt thòi.

Nhật Minh (thực hiện)

顶: 71踩: 694