Sau khi đi kiểm tra trực tiếp nơi xảy ra vụ đứt cầu treo,ếngkêukhócthảmthiếtsauvụsậpcầutreoởLaiChâkq bd hl tại cuộc họp với lãnh đạo tỉnh và chính quyền địa phương, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng nhấn mạnh: ‘‘Chính quyền huyện, tỉnh cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến vụ sập cầu treo. Kiểm tra lại khâu thiết kế cũng như chất lượng thép của cầu. Tỉnh Lai Châu cũng cần phải rà soát lại toàn bộ cầu treo để tránh những thương vong đáng tiếc xảy ra’’.
Phút giây kinh hoàng
8g ngày 25-2 (một ngày sau tai nạn), chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu, nơi 31 nạn nhân đang được cấp cứu. Bác sĩ Đỗ Văn Giang - giám đốc bệnh viện - cho biết hầu hết nạn nhân đều bị thương rất nặng do chấn thương sọ não, vỡ gan, vỡ lách, vỡ lồng ngực, giập phổi, gãy xương đùi...
Trong gian phòng cấp cứu chỉ nghe tiếng ú ớ của ba nạn nhân Giàng A Thành (28 tuổi), Chang A Hóa (24 tuổi), Chang A Nam (15 tuổi) và tiếng Giang A Tuấn (24 tuổi) khẽ gọi bố là ông Giang A Khoa (42 tuổi).
Tuấn người nhỏ thó, khoác cái áo sơmi màu cháo lòng nhăn nhúm, bên trong là chiếc áo thun còn dính vệt máu và bùn đất.
Hỏi chuyện bố gặp tai nạn, Tuấn run rẩy nói: “Bố tôi đáng lẽ không phải nằm ở đây. Ông biết người khiêng quan tài đủ rồi nhưng vì tình nghĩa bản làng nên ông vẫn bước lên cùng dân bản chung vai khiêng quan tài. Khi đoàn người đi đến giữa cầu, tôi nghe thấy tiếng động lớn và tiếp đó nhiều tiếng la hét. Trong chớp mắt chiếc cầu lật nghiêng hất mọi người xuống suối đá”.
Tuấn dụi mắt, nhìn ngực bố đang phập phồng theo nhịp thở oxy, kể tiếp: “Lúc đó, tôi định đi cùng bố nhưng vì mắc hai đứa con còn bé nên chỉ mới đi đến đầu cầu rồi dừng lại. Nếu bước nhanh chút nữa thì... Khi biết bố và đoàn người gặp nạn, tôi liền kéo hai con rời khỏi cầu rồi chạy lao xuống suối đá tìm bố”.
Tại khoa ngoại, Chang A Chư (21 tuổi) là một trong những nạn nhân bị trọng thương do giập, gãy xương đùi. Nhớ lại phút giây kinh hoàng, Chư gắng kể: “Sau khi tốp thứ nhất qua khỏi cầu treo thì tốp thứ hai đi. Tôi cùng khoảng 40 người đi trong tốp thứ hai đưa quan tài xuất phát từ bản Chu Va 8 sang nghĩa trang bên bản Chu Va 6. Vừa đi được khoảng 15 phút, ra đến giữa cầu thì nghe cầu kêu răng rắc. Cảm nhận được mặt cầu tròng trành, mọi người hoảng hốt trong tình thế đi không được, đứng cũng không yên. Bỗng cầu chao nghiêng sang bên phải rồi hất toàn bộ hơn 40 người trên cầu xuống. Lúc đó tôi chỉ thoáng nghe tiếng kêu van rồi không biết gì nữa”.
8 đám tang trong một ngày
Ngày 25-2, không khí tang thương bao trùm những ngôi nhà của bà con ba bản Chu Va 6, Chu Va 8 và Nậm Dê. Người người lo liệu làm tang để đưa tám người thân của họ ra nghĩa trang.
Trong căn nhà cấp bốn chỉ mấy mét vuông, chị Hằng Thị La (33 tuổi, ở bản Chu Va 8) - có chồng là anh Vàng A Chư (33 tuổi) và cháu là Vàng A Sinh (20 tuổi) chết trong vụ sập cầu - cứ chạy đi chạy lại để lo hậu sự cho người thân. Khi gặp chúng tôi, giọng chị đã khản đặc: “Khủng khiếp lắm chú ơi. Chồng và cháu tôi đã chết. Hôm qua lúc đưa tang tôi cũng đi nhưng tôi đi phía sau nên mới thoát được. Không biết bây giờ ai sẽ cùng tôi chăm lo cho ba đứa con nhỏ đây”.
Cách nhà chị La một quả đồi là gia đình ông Vàng A Chiếu (49 tuổi). Khi chúng tôi tới nơi đúng lúc người thân của ông Chiếu vừa mới khâm liệm cho ông.
Bà Hàng Thị Xi (46 tuổi, vợ ông Chiếu) ngất lịm đi. Trong nhà chỉ có hai người con của ông là chị Vàng Thị Vang (25 tuổi) và anh Vàng A Xì (18 tuổi) cứ nhìn vào di ảnh bố rồi kêu khóc: “Bố ơi, trước khi đi bố còn nói với mẹ là đi đưa tang về rồi sẽ cùng mẹ đi lên nương. Không ngờ mới ra đến cầu...”.
Cầu khánh thành mới 1 năm
Ghi nhận tại hiện trường, cầu treo nối liền hai bản Chu Va 6 và Chu Va 8 bị nghiêng hoàn toàn xuống suối. Để vào được bản Chu Va 6 chỉ có con đường “độc đạo”. Cầu bị hỏng khiến giao thông vào bản tê liệt. Người dân nơi đây muốn đi vào trung tâm xã phải lội qua suối.
“Trước đây chưa có cầu chúng tôi phải đi qua suối, mùa nước lũ thì đi bằng cầu tạm. Mong mãi mới có cầu nhưng cây cầu khánh thành mới được một năm thì gây họa” - bà Giàng Thị Sình (43 tuổi, người bản Chu Va 6) nghẹn ngào nói.
Ông Vàng A Hồ - chủ tịch UBND xã Sơn Bình - cho biết chủ đầu tư cây cầu treo là UBND huyện Tam Đường. Kinh phí xây dựng cây cầu khoảng 5 tỉ đồng.
Ông Hoàng Thọ Trung - chủ tịch UBND huyện Tam Đường - nói: ‘‘Trước mắt chính quyền xã, huyện đang đến các gia đình có người tử vong và bị thương để động viên và sau đó nhanh chóng khắc phục lại cây cầu. Chúng tôi sẽ làm tạm một con đường bằng rọ đá để người dân qua lại”.
Theo ông Trung, đến thời điểm hiện tại những gia đình có người chết được hỗ trợ 25 triệu đồng/người, người bị thương là 7 triệu đồng.
Rà soát cầu yếu, cầu treo trên toàn quốc Tại hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông hai tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ trong quý 2-2014 của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Vấn đề là phải tìm cho ra nguyên nhân. Yêu cầu Bộ Giao thông vận tải và các địa phương khác rút kinh nghiệm từ Lai Châu, kiểm tra toàn bộ cầu yếu, cầu treo trên địa bàn, nhất là vùng sâu vùng xa”. Hôm qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Đinh La Thăng cũng có công điện khẩn yêu cầu thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ông Thăng còn yêu cầu rà soát lại thiết kế các dự án cầu treo đang được chuẩn bị đầu tư. * Ngày 25-2, Chính phủ phái hai máy bay trực thăng chở 25 cán bộ y tế của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức đi Lai Châu hỗ trợ cấp cứu nạn nhân vụ sập cầu. Tuy nhiên, do sương mù nhiều, máy bay phải thay đổi thời gian, địa điểm cất cánh và rời Hà Nội trưa 25-2. Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế Lai Châu gửi Bộ Y tế ngày 25-2, có 29 nạn nhân nặng của vụ sập cầu được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu. 14/29 người trong số này bị đa chấn thương rất nặng đã được phẫu thuật. Số còn lại bị chấn thương sọ não kín, chấn thương cột sống thắt lưng, chấn thương tạng, sốc mất máu, sốc đa chấn thương, chấn thương chi, tràn dịch màng phổi... đang được tích cực điều trị. |
Tin mới nhất tìm xác chị Huyền ngày 26/2 sẽ không tìm thấy xác nếu nhờ máy bức xạ?