Đây là con số được đưa ra trong báo cáo có tiêu đề “Triển vọng dân số thế giới 2017” do Cơ quan chuyên trách Kinh tế - Xã hội (DESA) thuộc Liên hợp quốc (LHQ) công bố ngày 21/6. Báo cáo cung cấp một đánh giá toàn diện về xu hướng nhân khẩu học toàn cầu và triển vọng cho tương lai.
Dân số thế giới dự báo sẽ đạt đạt con số 8,ânsốthếgiớisẽtăngthêmtỷngườivàonăbảng xếp hạng bóng đá hàn quốc6 tỷ người vào năm 2030, sau đó lên mức 9,8 tỷ năm 2050 và 11,2 tỷ vào năm 2100. Theo báo cáo, dân số thế giới đang tăng lên khoảng 83 triệu người mỗi năm. Trung Quốc (với dân số 1,4 tỷ người) và Ấn Độ (1,3 tỷ người) vẫn là hai quốc gia đông dân nhất, lần lượt chiếm 19% và 18% tổng dân số thế giới. Từ nay đến năm 2024, dự kiến dân số Ấn Độ sẽ vượt Trung Quốc.
Theo báo cáo, từ năm 2017 đến 2050, dự kiến 50% tốc độ gia tăng dân số thế giới sẽ tập trung tại 9 quốc gia lần lượt là: Ấn Độ, Nigeria, Cộng hòa Dân chủ Congo, Pakistan, Ethiopia, Tanzania, Mỹ, Uganda và Indonesia. Thứ tự kể tên của các quốc gia trên đây cũng dựa trên đóng góp của mỗi nước vào sự gia tăng dân số toàn cầu.
Trong những năm gần đây, tỷ lệ sinh sản đã giảm ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Ngay cả tại châu Phi, nơi ghi nhận những con số thống kê cao hàng đầu, tỷ lệ sinh cũng giảm từ 5,1 con/phụ nữ trong thời kỳ 2000-2005 xuống còn 4,7 con/phụ nữ trong giai đoạn 2010 - 2015. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng vấn đề giảm tỷ lệ sinh không chỉ kìm hãm tốc độ gia tăng dân số mà còn khiến dân số già hóa.
Cũng theo báo cáo, trên toàn cầu, tuổi thọ trung bình tăng từ 65 tuổi đối với nam và 69 tuổi đối với nữ trong giai đoạn 2000 - 2005 lên 69 tuổi đối với nam và 73 tuổi đối với nữ trong giai đoạn 2010 - 2015. Tuy nhiên, còn tồn tại sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, báo cáo của LHQ cho biết vẫn còn vấn đề người dân di cư giữa các khu vực, thường là người dân tại các quốc gia thu nhập thấp hoặc trung bình đi tới các quốc gia có thu nhập cao.
TTXVN