【lịch thi đấu epl hôm nay】Cơ hội kinh tế nào trong quản lý rừng tự nhiên bền vững?
Đó là nhận định của các đại biểu tại “Diễn đàn về các cơ hội cho quản lý rừng tự nhiên” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban Kinh tế trung ương và Chương trình Phát triển Liên Hiệp quốc (UNDP) tổ chức tại Hà Nội chiều ngày 7/8/2017.
Thù lao dịch vụ môi trường rừng hơn 300 nghìn đồng/ha
Phát biểu tại diễn đàn, ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, tổng diện tích rừng tại Việt Nam hiện có 14.377.682 ha, trong đó rừng tự nhiên có 10.242.141 ha. Rừng tự nhiên chiếm 71% diện tích rừng Việt Nam. Mặc dù vẫn chưa được xác định đầy đủ giá trị, song rừng tự nhiên vẫn là nền tảng ổn định xã hội, phát triển kinh tế của tất cả các ngành trong nước và là yếu tố then chốt để thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa môi trường.
Khai thác rừng tự nhiên bền vững và được cấp phép có thể mang lại cơ hội kinh tế và tạo động lực phục hồi và làm giàu rừng ở Việt Nam.
"Rừng tự nhiên cũng cung cấp các lâm sản ngoài gỗ có giá trị. Trong năm 2010, ngành công nghiệp tre nứa ở Việt Nam đã tạo việc làm cho 400.000 người lao động với tổng doanh thu khoảng 250 triệu USD hàng năm từ măng, các chuỗi xử lý công nghiệp và cung ứng sản phẩm thủ công.Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đạt 20 tỷ USD mỗi năm và tiếp tục tăng, các nghiên cứu cho thấy Việt Nam có thể tăng gấp ba số việc làm và thu nhập từ ngành công nghiệp này. Ngành dược liệu thậm chí còn quan trọng hơn, với doanh thu nội địa khoảng 1,5 tỷ USD, Việt Nam vẫn nhập khẩu 1,7 tỷ USD dược liệu mỗi năm mặc dù có đủ tiềm năng hoàn toàn tự cung tự cấp và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới xuất khẩu mặt hàng này...", ông Hà dẫn chứng.
Tuy vậy, ông Nguyễn Văn Hà thừa nhận, giá trị kinh tế từ rừng tự nhiên rất thấp. Từ khi Chính phủ ra lệnh đóng cửa rừng tự nhiên thì khai thác kinh tế từ rừng tự nhiên chủ yếu trông chờ vào khoản thu phí dịch vụ môi trường rừng. Những doanh nghiệp hưởng lợi từ rừng tự nhiên thuộc các nhóm thủy điện, du lịch, khai thác nguồn nước… phải có trách nhiệm trả tiền. Số tiền này được trả cho những đối tượng bảo vệ, trồng và phát triển rừng tự nhiên.
Thực tế, chi trả thù lao dịch vụ môi trường rừng chỉ tương đương hơn 300 nghìn đồng cho mỗi ha rừng - mức giá này hiển nhiên bị đánh giá quá thấp, và gần như đem lại lợi ích kinh tế không đáng kể cho các đối tượng phát triển rừng tự nhiên.
Bên cạnh đó, theo ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, việc xây dựng các mô hình kinh tế, mô hình kinh doanh bền vững và tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế trong phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên còn thiếu hệ thống, kém hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.
Cần xây dựng cơ chế chính sách để phát huy hết tiềm năng của rừng
Ông Nguyễn Văn Hà cũng cho rằng, rừng tự nhiên không chỉ cung cấp gỗ mà còn cung cấp nhiều loại lâm sản có giá trị ngoài gỗ như cây dược liêu, mây, tre… Nếu bảo vệ rừng tự nhiên hợp lý thì đây là nguồn lợi lớn, bên cạnh đó rừng tự nhiên còn gắn với cảnh quan, đa dạng sinh học, là tiềm năng lớn thu hút du lịch, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế chính sách để phát huy hết tiềm năng của rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên và phát huy các giá trị về môi trường.
Tại diễn đàn, các chuyên gia cũng cho rằng, vẫn còn các cơ hội cho Việt Nam tiếp tục tìm kiếm và cân nhắc các cơ hội kinh tế từ rừng tự nhiên.
Cụ thể như Việt Nam là quốc gia tiên phong trong việc thí điểm các cơ chế chia sẻ lợi ích như chi trả dịch vụ môi trường rừng, dự kiến sẽ tăng và tiếp tục tái phân bổ 100 triệu USD mỗi năm từ năm 2017 trở đi, song vẫn cần tiếp tục cải thiện, đặc biệt trong việc tái đầu tư nguồn tài chính này một cách có hiệu quả để thúc đẩy các khoản đầu tư bền vững và mang lại lợi nhuận trong các hoạt động liên quan đến rừng tự nhiên, mở rộng phạm vi dịch vụ và tăng giá trị các dịch vụ cung cấp.
Đồng thời, rừng tự nhiên có thể giao hoặc khoán lại cho một số dịch vụ du lịch sinh thái hoặc thực nghiệm một số mô hình ngoài gỗ, song vẫn có nhiều thách thức về ổn định tài chính và lợi tức trong dài hạn. Thách thức chủ yếu là biến các cơ hội, định hướng, chính sách và giải pháp thành hành động nhất quán và có hệ thống.
Ngoài ra, việc chuyển đổi rừng gần đây sang các dự án nuôi bò và du lịch tại Phú Yên cho thấy nhu cầu cấp thiết phải cải thiện không chỉ công tác thực thi pháp luật, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình mà còn thay đổi các điều kiện kinh tế để cân nhắc đánh đổi giữa các mô hình kinh doanh bền vững và không bền vững.
Tháng 1/2017, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 13, nhằm huy động sự tham gia của tất cả các bên liên quan và gắn trách nhiệm giải trình về công tác bảo vệ và phát triển rừng cho lãnh đạo tất cả các cấp. Chỉ thị cho thấy cam kết mạnh mẽ về việc ngừng đánh đổi rừng tự nhiên cho các mục đích sử dụng khác như tại điểm 3 yêu cầu "Khẩn trương rà soát, đánh giá, kiểm soát chặt chẽ các quy hoạch, dự án phát triển kinh tế, xã hội có tác động tiêu cực đến diện tích, chất lượng rừng, đặc biệt là đối với rừng tự nhiên, rừng phòng hộ..." Chỉ thị 13 cũng nhấn mạnh, việc đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực và đầu tư vào lâm nghiệp tại điểm 2: "Đẩy mạnh xã hội hóa, có cơ chế, khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân và các thành phần kinh tế cùng tham gia quản lý, bảo vệ và phát triển rừng". |
Khánh Linh
本文地址:http://game.marimbapop.com/html/184c299238.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。