Doanh nghiệp gỗ tận dụng EVFTA tiến sâu vào thị trường EU Xây dựng hệ sinh thái: Giải pháp giúp ngành cà phê tận dụng tốt Hiệp định EVFTA |
TheămngànhdệtmayViệtNamcógặptháchthứctạithịtrườket qua vdqg na uyo phân tích từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam, bức tranh kinh tế của châu Âu (EU) vẫn ảm đạm trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine tiếp tục gây áp lực lên triển vọng kinh tế ở lục địa già. GDP của EU thực tế giảm dần vào cuối năm 2022 và hầu như không tăng trưởng trong ba quý vừa qua năm 2023. IMF dự báo EU sẽ tăng trưởng 1,3% trong năm 2023.
Lạm phát tháng 11/2023 tại EU đạt mức 2,4%, thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Sau 10 lần tăng lãi suất kể từ tháng 7/2022, EU hiện giữ nguyên lãi suất ở mức 4%. Cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang diễn ra ở khu vực đồng euro đang khiến nhiều hộ gia đình căng thẳng.
Năm 2024, nhiều thách thức sẽ chờ doanh nghiệp dệt may Việt Nam tại thị trường EU |
Tại EU, tín hiệu tiếp tục mang hướng tích cực đến từ việc lạm phát trong tháng 11 giảm xuống 2,4% (từ mức 5,3% trong tháng 8), mức thấp nhất kể từ tháng 10/2021. Thị trường lao động EU tiếp tục hoạt động mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2023, bất chấp tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trong quý 3, số người có việc làm tăng 0,2% so với quý 2 và trong tháng 9, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức 6%, gần mức thấp kỷ lục. Tỷ lệ thất nghiệp ở EU dự kiến sẽ duy trì ổn định ở mức 6,0% cho tới hết năm 2024.
Theo EUROSTAT, lũy kế 8 tháng năm 2023, nhập khẩu hàng may mặc của EU đạt 61,15 tỷ USD, giảm 9,61% so với cùng kỳ. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 16,19 tỷ USD, giảm 14,13% so với cùng kỳ, nhập khẩu từ Bangladesh đạt 13,33 tỷ USD, giảm 15,07% so với cùng kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ đạt 7,35 tỷ USD giảm 10,8% so với cùng kỳ.
Trong bối cảnh đó, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU tháng 11/2023 giảm 7%, đạt 337 triệu USD. Lũy kế 11 tháng đạt 3,68 tỷ USD, giảm 13,4% so với cùng kỳ.
Như vậy sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU nằm trong bối cảnh chung khi nhu cầu sụt giảm quá mạnh.
Theo các chuyên gia, thời điểm cuối năm, thị trường đã bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc. Mặc dù rủi ro xung đột địa chính trị và áp lực lạm phát từ chính sách tiền tệ thắt chặt vẫn tiếp diễn, tuy nhiên giai đoạn khó khăn nhất có thể nói là đã qua. Dự báo trong năm 2024, việc tiết kiệm chi phí trong ngành thời trang sẽ gần như đã tới giới hạn. Thay vào đó việc tăng doanh số bán hàng các chiến lược khuyến mại, giảm giá sẽ là ưu tiên chính thay vì tăng số lượng/sản lượng sản phẩm trên toàn ngành. Để tiếp tục đứng vững và hoạt động hiệu quả trong thị trường đầy biến động, doanh nghiệp dệt may trong nước được khuyến cáo cần sẵn sàng tâm lý, chuẩn bị ứng phó.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng đã đưa ra những giải pháp ứng phó. Theo đó, các doanh nghiệp thành viên cần lập kế hoạch cho những tình huống biến động sắp tới, trang bị tốt hơn để quản lý chi phí và giá bán, sẵn sàng tăng tốc khi "cơn bão" thị trường bắt đầu tan. Chuẩn bị những chiến lược khuyến mại, giảm giá, sản xuất dựa theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ thực tế của thị trường, tập trung vào những sản phẩm khó mang tính tay nghề cao.
Minh bạch hóa và nâng cao khả năng truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng để phù hợp với yêu cầu của thị trường xuất khẩu và nhà mua hàng.
Tận dụng, khai thác công nghệ AI trong ngành thời trang từ khâu bán lẻ trực tuyến và trong lĩnh vực thiết kế.
Trong giai đoạn trung và dài hạn, chủ động bám sát các yêu cầu về phát triển bền vững, ESG, tiêu chuẩn xanh của nhà mua hàng, xã hội; chuẩn bị kiến thức và nguồn lực hợp lý để tuân thủ các quy định mới của thị trường xuất khẩu, ví dụ như trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) dự kiến sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/1/2025.
Ngoài ra, tích cực mở rộng quan hệ, thị trường và khách hàng mới thông qua các chương trình xúc tiến thương mại, tận dụng Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU và các hiệp định khác; ký kết biên bản hợp tác chiến lược với các nhà cung cấp, tìm hiểu cơ hội, khai thác thị trường mới phi truyền thống mà Chính phủ đang thúc đẩy quan hệ hợp tác như khu vực Trung Đông bao gồm UAE, Thổ Nhĩ Kỳ… khối thị trường chung Nam Mỹ.