【keonha cái】TP. Hồ Chí Minh sẽ xử lý nghiêm hành vi kinh doanh trục lợi từ dịch cúm
TheồChíMinhsẽxửlýnghiêmhànhvikinhdoanhtrụclợitừdịchcúkeonha cáio kết hoạch của Sở Công thương TP. Hồ Chí Minh, nguồn cung chủ yếu từ ba nguồn chính: các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường, chiếm 30 - 40% thị phần; các chợ đầu mối, chiếm 60% - 70% thị phần và các doanh nghiệp khác, chiếm 10% - 20% thị phần.
Nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trong quý I/2020 trên địa bàn được chuẩn bị tăng 30-40% so với cùng kỳ năm 2019. Cụ thể, mặt hàng lương thực chuẩn bị 3.319,9 tấn/tháng và 9.959,8 tấn/3 tháng. Về thực phẩm chế biến chuẩn bị 631,7 tấn/tháng và 1.895,1 tấn/3 tháng. Rau củ quả 6.409 tấn/tháng và 19.227 tấn/3 tháng; thịt gia súc 2.224,7 tấn/tháng và 15.674,1 tấn/3 tháng; thịt gia cầm 11.780,6 tấn/tháng và 35.341,8 tấn/3 tháng; trứng gia cầm 62,4 triệu quả/tháng và 187,1 triệu quả/3 tháng; 1.748,5 tấn đường/tháng và 5.245,5 tấn/3 tháng.
Sở Công Thương giao một số doanh nghiệp chủ lực như Saigon Co.op, Satra, Vissan, Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (Agrifood), Công ty Lương thực TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương, Công ty CP Thực phẩm Bình Tây, Công ty CP LTTP Colusa, Công ty CP TM Thành Thành Công… chuẩn bị lượng lớn hàng hóa bảo đảm cung ứng thị trường trong giai đoạn phòng chống dịch bệnh. Riêng các doanh nghiệp bình ổn thị trường sẵn sàng cung ứng vượt 30-50% kế hoạch của thành phố giao.
Các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn thành phố xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự trữ hàng hóa tăng lượng hàng dự trữ gấp 2 - 3 lần so tháng thường. Các Chợ đầu mối xây dựng kế hoạch chuẩn bị hàng hóa trong giai đoạn phòng chống dịch, tăng cường kiểm tra, theo dõi số lượng hàng hóa xuất nhập, chủ động điều phối, không để xảy ra hiện tượng khan hiếm hàng hóa cục bộ, tăng giá đột biến. Các mặt hàng sữa bột cũng được những doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường chuẩn bị số lượng lớn cho nhu cầu tiêu thụ trong 1 tháng lẫn 3 tháng
Saigon Co.op tăng lượng hàng hóa bằng với dịp Tết Nguyên đán để phục vụ người tiêu dùng trong mùa dịch cúm |
Nhiều doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch tăng nguồn hàng dự trữ phòng dịch bệnh lan rộng để tham gia bình ổn thị trường. Đơn cử như Công ty TNHH Lương thực Tấn Vương (mặt hàng gạo) bảo đảm cung ứng đến tháng 1/2021; Công ty CP Đầu tư Vinh Phát Wilmar bảo đảm nguồn dự trữ mặt hàng gạo cung ứng đến cuối năm 2020; Công ty CP Acecook Việt Nam duy trì khả năng cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến như mì, phở, hủ tiếu đến cuối năm 2020.
Ông Nguyễn Anh Đức- Phó Tổng giám đốc thường thực Saigon Co.op - cho biết, Saigon Co.op trước mắt đã có kế hoạch chuẩn bị 44.000 tấn, bằng với lượng chuẩn bị cho thị trường Tết vừa qua. Dự kiến tổng lượng hàng hóa đơn vị phối hợp các nhà cung cấp, các đơn vị sản xuất tham gia giảm giá để hỗ trợ cho người tiêu dùng trước dịch viêm phổi cấp Corona chỉ riêng đợt này là 12.000 tấn nông thủy sản, trong đó có khoảng 6.000 tấn hỗ trợ tiêu thụ cho nông dân miền Tây gặp khó đầu ra và hơn 6.000 tấn nhu yếu phẩm, thực phẩm.
Trong ngắn hạn, ngay trong tháng 2 này, Sở Công Thương đề nghị các doanh nghiệp sản xuất phối hợp hệ thống phân phối sẽ tổ chức bán hàng giảm giá 10-15% đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, đồng thời đẩy mạnh sản xuất, dự trữ, cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và cam kết đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng.
Ngoài tăng cường nguồn cung hàng hóa, ngành Công Thương thành phố cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục QLTT TP.Hồ Chí Minh, chính quyền các quận huyện trên địa bàn thành phố tăng cường kiểm tra, xử lý kiên quyết việc chấp hành các quy định của pháp luật trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa thiết yếu; phát hiện, xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh, khan hiếm cục bộ để đầu cơ, gom hàng, tăng giá bất hợp lý. Mặt khác, cùng với các cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm để ngăn chặn kịp thời các hành vi sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.