【lịch thi đấu bóng đá cúp c2 châu âu】Ngân sách kết dư sẽ có nguồn trả nợ

时间:2025-01-11 02:19:31 来源:Empire777

ngan sach ket du se co nguon tra no

Ông Bùi Đức Thụ: Cần kiềm chế gia tăng bội chi,ânsáchkếtdưsẽcónguồntrảnợlịch thi đấu bóng đá cúp c2 châu âu giữ nợ công trong ngưỡng an toàn.

Dư luận hiện nay lo lắng khi nợ công tăng nhanh, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng từng nói "nợ công bây giờ chưa có vấn đề nhưng rồi sẽ có vấn đề", do đó, cấp thiết phải xem xét toàn diện đến nợ công rồi, thưa ông?

Nợ công phụ thuộc vào việc phát hành trái phiếu Chính phủ (TPCP) để đầu tư các dự án công trình trọng điểm như giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, cũng như phụ thuộc vào mức thanh toán nợ hàng năm.

Nếu như bội chi của chúng ta tăng lên, thì rõ ràng làm nợ công tăng, nhưng nếu chúng ta tăng chi trả nợ lớn hơn số tăng bội chi thì dư nợ công của ta lại giảm chứ không tăng. Do vậy, để xem xét mức dư nợ công thay đổi như thế nào, đúng là phải xem xét toàn diện tất cả các yếu tố tác động đến nợ công.

Trong khi nhu cầu chi cho đầu tư phát triển vẫn rất cần thiết trong bối cảnh nước ta hiện nay. Như vậy, sức ép lên nợ công vẫn không hề giảm?

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam, xuất phát điểm thấp kém, tình trạng cơ sở hạ tầng hiện nay của ta cũng thấp kém, điều đó đã thực sự biến thành nút thắt cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội là chúng ta phải tập trung tháo gỡ những nút thắt của nền kinh tế, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, mỗi năm khoảng từ 7-8 tỷ USD.

Với số tiền đó, tôi cho rằng cân đối NSNN không thể đáp ứng được. Và nếu đáp ứng được nhu cầu chi ấy thì bội chi sẽ bùng lên, nợ công sẽ vượt trần cho phép, đe dọa an ninh tài chính quốc gia.

Để đáp ứng đòi hỏi xã hội mà vẫn giữ nợ công trong giới hạn cho phép thì Đảng, Nhà nước, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết thực hiện xã hội hóa đối với đầu tư công, đặc biệt là đối với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dưới nhiều hình thức như BOT.

Vừa qua, chúng ta đã thực hiện đầu tư xây dựng theo hình thức BOT thu hút lượng vốn rất lớn của xã hội, của các nhà đầu tư để đầu tư cơ sở hạ tầng và cho phép thực hiện quyền thu phí để bảo tồn thu hồi vốn của các nhà đầu tư. Ngoài ra, chúng ta cũng xem xét tình trạng nhượng quyền khai thác kinh doanh đối với cơ sở hạ tầng hiện có để tạo nguồn vốn trong nước, bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình hình thành hệ thống giao thông, hạ tầng một cách thuận lợi, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thúc đẩy kinh tế- xã hội phát triển.

Mặc dù vậy nhưng nợ công là khoản nợ mà nhà nước phải chi trả, nếu như nợ công tiến kịch trần vào năm 2016, chúng ta không có kế hoạch từ bây giờ sẽ khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia?

Đúng vậy, nợ công là nợ NSNN phải chi trả. Để chi trả còn phụ thuộc vào nguồn tiền thu NSNN từ phía các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế. Nếu như chúng ta thu tăng, chi giảm, bội chi giảm, thậm chí thu lớn hơn chi thì ngân sách kết dư, khi đó sẽ có điều kiện, có nguồn để thanh toán nợ tốt hơn.

Hiện tại, thực trạng nợ công của ta đang ở mức rất cao. Theo quyết toán NSNN năm 2013, tính đến 31-12-2013 nợ công của Việt Nam đã lên mức là 1.954.000 tỷ đồng và chiếm 54,5% GDP. Những năm gần đây, chúng tôi đánh giá, cuối năm 2015 nợ công sẽ chiếm khoảng 64% GDP. Và đến cuối năm 2016 sẽ tiến đến sát trần là gần khoảng 65% GDP và sẽ tiếp tục giảm sau năm 2016.

Đây là vấn đề lớn. Để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia, cần có giải pháp hữu hiệu, điều hành quyết liệt để kiềm chế nợ công, kiềm chế gia tăng bội chi, giữ nợ công trong ngưỡng an toàn.

Mặc dù điều này không mới vẫn có ý kiến cho rằng, Việt Nam nên tính nợ của DN vào nợ công, ông có thể nói gì về điều này?

Nợ DN thì DN phải chịu trách nhiệm thanh toán. Trong các loại hình DN có DN tư nhân, DN hợp danh là phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các nghĩa vụ mà các DN đó phải chịu trách nhiệm. Đối với DN TNHH chịu trách nhiệm trong mức vốn cho phép của DN đó. Do đó, không tính vào nợ công theo thông lệ quốc tế cũng như pháp luật của Việt Nam. Như vậy, nợ công chỉ gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.

Thế nhưng, trong thực tế, Quỹ tích lũy trả nợ của nhà nước hiện đang gánh nhiều món nợ của DN nhất DN xi măng, xây dựng…, thưa ông ?

Quỹ tích lũy trả nợ chính là thu hồi các khoản nợ mà do nhà nước đầu tư hoặc nhà nước bảo lãnh từ nguồn vốn vay ngoài nước. Căn cứ vào việc nhà nước bảo lãnh cho các DN vay vốn ngoài nước, thì theo lộ trình, cam kết, các DN sử dụng vốn phải trích phần khấu hao, cũng như mức trả nợ phải nộp vào Quỹ này.

Trường hợp DN này phá sản, không bảo tồn được vốn, không trả được hết nợ đúng hạn vào Quỹ này thì rõ ràng đó là trách nhiệm của nhà nước phải trả, bởi vì đây là khoản vay do nhà nước bảo lãnh.

Xin cảm ơn ông!

Năm 2010 mới chính thức có thuật ngữ “nợ công”

Mặc dù cho tới năm 2010 mới chính thức có thuật ngữ về “nợ công” và xác định phạm vi nợ công, tuy nhiên, hoạt động vay nợ của Chính phủ đã khá phổ biến, đặc biệt là kể từ khi nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới.

Trước năm 2008, nền kinh tế nước ta tăng trưởng mạnh, thu NSNN cao, bội chi NSNN ở mức thấp, do đó chỉ số nợ của nước ta khá thấp. Cụ thể: dư nợ Chính phủ năm 2001 ở mức 35% GDP, 2006 ở mức 35,2% GDP, 2007 ở mức 37,0% GDP.

Với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua, dự kiến nợ công đến cuối năm 2015 sẽ ở mức 2.869 nghìn tỷ đồng, bằng 64% GDP, vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép (nợ công không quá 65% GDP) nhưng cũng sẽ có nhiều khó khăn, thách thức.

推荐内容