当前位置: 当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【tỉ số cadiz】“Hồi sinh” chuỗi cung ứng 正文

【tỉ số cadiz】“Hồi sinh” chuỗi cung ứng

2025-01-27 02:49:50 来源:Empire777 作者:La liga 点击:999次
"Hồi sinh" chuỗi cung ứng - Bài 2: Hiệu quả từ kênh thương mại điện tử và mô hình bán hàng lưu động “Hồi sinh” chuỗi cung ứng" - Bài 1: Điểm phân phối bình ổn giá - Tăng hỗ trợ người dân mùa dịch

Có phiếu nhưng không mua được hàng

Phát phiếu đi chợ là một trong những giải pháp được triển khai nhằm giảm thiểu lượng người tập trung ở các điểm bán hàng cùng thời điểm,ồisinhchuỗicungứtỉ số cadiz vừa giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh, vừa giúp người dân mua sắm nhanh chóng. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều người tiêu dùng TP Hồ Chí Minh, nhìn chung, ở những khu vực tập trung nhiều chợ, siêu thị, điểm bán hàng, việc phát phiếu mang lại hiệu quả. Còn những điểm có ít điểm bán hàng, việc này đang bộc lộ nhiều hạn chế.

“Hồi sinh” chuỗi cung ứng" - Xóa bất cập của hình thức phát phiếu đi chợ

Người dân đi chợ mua hàng theo phiếu

Chị Nguyễn Thị Huệ (ngụ lô 9, cư xá Thanh Đa, Phường 27, quận Bình Thạnh) cho biết, so với thời điểm trước khi thực hiện phát phiếu đi chợ thì giờ mua thực phẩm khó khăn hơn. Lý do, cả 3 phường chỗ chị ở là 27, 28 và 29 cùng được hướng dẫn chỉ được mua tại cửa hàng Bách Hóa Xanh (Bình Quới) và Co.op Food (Thanh Đa). Do đó hầu hết những hộ đi chậm hoặc mua vào khung giờ buổi chiều hầu như không mua được gì.

“Khoảng 12 giờ trưa, tôi đến 2 cửa hàng Co.op Food và Bách Hóa Xanh trên địa bàn phường nhưng hàng hóa ở các cửa hàng tiện lợi này đều đã hết các mặt hàng tôi cần mua. Cụ thể, một số mặt hàng rau xanh không còn, mặt hàng thịt lợn vẫn còn nhưng đó lại là thịt đông lạnh cắt khúc. Thậm chí, những mặt hàng đồ khô như mì tôm, bún phở khô cũng đã rơi vào cảnh hết hàng” - chị Huệ kể.

“Hồi sinh” chuỗi cung ứng" - Xóa bất cập của hình thức phát phiếu đi chợ

Xếp hàng đi chợ theo tem phiếu

Đồng ý kiến, chị Lê Thu Ngân (Chung cư Quốc Cường Gia Lai - Khu Phố 1, Tổ 1, Phường Tân Kiểng, Quận 7) bức xúc, phiếu đi mua hàng thiết yếu rất bất cập vì trên phiếu quy định chỉ được đi mua 2 lần/tuần vào ngày chẵn/lẻ. Chưa kể khung giờ giới hạn 1 lần vào buổi sáng và 1 lần buổi chiều. Hộ đi sáng còn có thể mua được thịt, cá, riêng hộ đi vào buổi chiều không còn gì để mua.

Mô hình đi chợ bằng phiếu cũng khiến nhiều điểm bán hàng gặp khó khăn. Chị H.N.T (nhân viên siêu thị Emart Gò Vấp) nói, việc địa phương phát phiếu mua thực phẩm thiết yếu khiến chúng tôi luôn trong tình trạng quá tải phục vụ bởi lượng khách dồn đến quá đông trong cùng 1 khung giờ. Dù siêu thị đã phân luồng, điều phối lực lượng bảo vệ chia theo nhóm cho khách hàng song tình trạng khách phải đứng chờ trong thời gian lâu khá phổ biến. Thêm nữa do siêu thị phải điều chỉnh rút ngắn thời gian hoạt động cũng là nguyên nhân khiến khách hàng có ít thời gian mua sắm.

Tìm giải pháp khắc phục

Thừa nhận mô hình đi chợ bằng phiếu đang bộc lộ nhiều hạn chế, ông Nguyễn Nguyên Phương - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP cho biết, trong những ngày qua, nguồn hàng từ các địa phương cung ứng cho TP. Hồ Chí Minh rất dồi dào, thành phố cũng đã triển khai hình thức phát phiếu mua sắm cho người dân. Song, công tác trên đang gặp một số khó khăn nhất định, do số lượng lớn hệ thống phân phối phải tạm ngừng hoạt động vì dịch bệnh, dẫn tới tình trạng hết hàng tại một số khu vực.

“Hồi sinh” chuỗi cung ứng" - Xóa bất cập của hình thức phát phiếu đi chợ

Nhiều người tiêu dùng mua chung để hạn chế đi chợ

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương, nhằm khắc phục khó khăn này, Sở đã đề nghị chính quyền địa phương theo dõi, thông tin kịp thời tình hình hàng hóa, để Sở có phương án hỗ trợ, bổ sung nguồn hàng. Đồng thời, phối hợp với các địa phương mở lại một số điểm bán hàng thiết yếu tại các chợ truyền thống. Tính đến nay, đã 29 chợ truyền thống hoạt động trở lại. Bên cạnh đó, khuyến khích các siêu thị, cửa hàng tăng mô hình bán hàng lưu động, bán theo nhóm mua, bán dạng combo đăng ký trước.

Về phía các doanh nghiệp, mới đây, VinCommerce (công ty sở hữu Vinmart/Vinmar+) đã gửi đề xuất đến Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đề nghị mỗi xã, phường, tổ dân phố trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cần sắp xếp một đơn vị hỗ trợ, cung cấp đầu mối cán bộ phụ trách. Khách hàng sẽ tìm kiếm thông tin điểm bán gần nhất hoặc gọi điện lên tổng đài để được cung cấp thông tin. Sau đó, khách hàng lựa chọn sản phẩm trên tờ rơi thiết yếu hoặc trên website, điền đầy đủ thông tin vào đơn đặt hàng, thanh toán và chuyển đơn hàng đến cán bộ phụ trách. Cán bộ phụ trách sẽ hỗ trợ tổng hợp đơn đặt hàng của người dân trên địa bàn. Sau đó, người này sẽ chuyển thông tin đến siêu thị gần nhất để xử lý đơn hàng; nhận hàng, và hỗ trợ chuyển phát đến khách hàng. Từ đó tránh tình trạng người đến trước mua hết hàng của người đến sau.

Cũng đang lên kế hoạch triển khai các giải pháp để tháo gỡ hạn chế của hình thức đi chợ bằng phiếu mua hàng, Saigon Co.op đang làm việc với nhiều quận, huyện để tăng mức độ áp dụng phương thức bán hàng đặt trước dưới dạng combo. Đây là phương án vừa nhanh, vừa giảm tải cho nhân viên bán hàng. Song song đó, hoạt động này giảm được khả năng lây nhiễm bệnh. Saigon Coop cũng liên tục đăng tải những mẹo bảo quản rau quả, thực phẩm để người dân yên tâm khi đặt hàng theo combo.

Ngoài mua trực tiếp, đặt hàng qua điện thoại, nhiều người dân có thể đặt mua chung để tiện lợi trong việc giao nhận. Đây cũng là giải pháp đã và đang được các quận huyện, cửa hàng, siêu thị đẩy mạnh mức độ, phạm vi áp dụng nhằm giảm tải áp lực lên các hệ thống bán hàng, giao nhận, hạn chế tiếp xúc. Đồng thời giải quyết được hạn chế của việc phát phiếu đi chợ.

“Hồi sinh” chuỗi cung ứng" - Xóa bất cập của hình thức phát phiếu đi chợ

Người dân có thể mua theo combo để tránh tình trạng người đến sau không còn hàng để mua

Đặc biệt, để xóa bất cập, ngày 9/8, UBND TP đã ký văn bản chấp thuận đề xuất của Sở Công Thương về chủ trương cho một số nhân viên siêu thị, cửa hàng tiện lợi được lưu thông trên đường từ 18 giờ đến 6 giờ hôm sau để chuẩn bị công tác hậu cần, sắp xếp hàng hóa… Cũng trong ngày 9/8 UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành công văn khẩn yêu cầu Sở Công Thương, UBND TP. Thủ Đức và các quận, huyện trên địa bàn nhanh chóng rà soát, khôi phục các điểm bán lương thực, thực phẩm thiết yếu tại chợ truyền thống. Do vậy dù tới ngày 10/8/2021 TP Hồ Chí Minh vẫn đang áp dụng phát phiếu đi chợ cho người dân song việc mua hàng hóa thiết yếu của người dân đã thuận lợi hơn, không còn tình khách xếp hàng đợi đến lượt mua như trước. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu hụt các mặt hàng rau củ, thịt, cá đã không còn phổ biến, thậm chí lượng rau củ ở một số điểm bán cung vượt cầu.

Chung tay cùng địa phương giải quyết vấn đề này, Tổ công tác đặc biệt cũng kiến nghị Bộ Công Thương chỉ đạo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cần tham mưu cho UBND các địa phương điều chỉnh thời gian trong phiếu đi chợ phù hợp với thời gian mở cửa và năng lực phục vụ của các cơ sở bán lẻ hàng hóa thiết yếu trong khu vực dân cư. Đồng thời, kiến nghị Bộ Công Thương có văn bản chỉ đạo, đôn đốc Sở Công Thương các địa phương chủ động có phương án bổ sung thêm các điểm bán hàng cố định/lưu động, mô hình “chợ ngoài trời”… bảo đảm quy định về phòng chống dịch Covid-19, để tăng cường phục vụ cho các khu đông dân cư, đặc biệt tại các tỉnh, thành có đông công nhân, lao động trong các Khu/Cụm công nghiệp (như Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An…).

Hiện nay, tình hình dịch bệnh tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp và một số chợ đầu mối, chợ dân sinh, siêu thị đã phải đóng cửa vì liên quan đến các ca F0. Những kinh nghiệm của TP Hồ Chí Minh có thể trở thành bài học cho Hà Nội trong việc đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu đến mọi người dân. Vì xét cho cùng, chỉ duy trì được chuỗi cung ứng của thị trường trong nước mới có thể duy trì bền vững dòng chảy kinh tế đất nước.

(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

作者:Thể thao
------分隔线----------------------------
头条新闻
图片新闻
新闻排行榜