Ngày 11/1,ốhóakinhtếlượngđểdựbáohiệuquảkeo nha cai viet nam Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo quốc tế kinh tế lượng (công cụ dự báo kinh tế) lần thứ tư với chủ đề “Dự báo và mối quan hệ nhân quả trong kinh tế lượng và các lĩnh vực liên quan”.
Dự báo kinh tế là một công việc phức tạp. Trong những năm qua, đã xuất hiện nhiều công cụ mới được áp dụng vào nghiên cứu kinh tế, đồng thời các phương pháp dự báo kinh tế mới cũng phát triển không ngừng. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản trị doanh nghiệp (DN) luôn cần đến các dự báo kinh tế chính xác thông qua các mô hình kinh tế lượng mới để làm cơ sở cho việc điều hành chính sách, thiết lập kế hoạch kinh doanh.
Mặc dù các mô hình kinh tế lượng được sử dụng trong dự báo không mang tính chính xác hoàn toàn và còn hạn chế nhưng đã phản ánh được xu hướng của các biến động kinh tế. Do đó, các mô hình toán và kinh tế lượng đến nay vẫn được vận dụng một cách triệt để trong công tác dự báo kinh tế, đồng thời những dự báo này giúp lựa chọn được các biện pháp can thiệp nhằm đạt được mục tiêu tốt nhất cho kinh tế và DN.
Giáo sư Trần Thọ Đạt chia sẻ xu hướng phát triển kinh tế lượng. Ảnh Mỹ Hạnh |
Theo đại diện Ban Tổ chức, hội thảo nhằm mục tiêu nâng cao năng lực nghiên cứu, trao đổi học thuật và phát triển đội ngũ các nhà nghiên cứu trẻ có năng lực hướng tới những sản phẩm khoa học ngang tầm khu vực và quốc tế; tăng cường công tác trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học trong và ngoài nước về kinh nghiệm sử dụng công cụ kinh tế lượng trong phân tích chính sách, tài chính, ngân hàng, quản trị công ty….
Sự kiện cũng nhằm thảo luận những công bố kết quả nghiên cứu khoa học có sử dụng công cụ Kinh tế lượng của các nhà khoa học trong những lĩnh vực nghiên cứu khác nhau; việc ứng dụng kinh tế lượng trong dự báo xu hướng kinh tế Việt Nam cũng như kinh tế thế giới, đặc biệt là xu hướng phát triển kinh tế sau tác động của đại dịch Covid-19.
Tại hội thảo, các nhà khoa học và giảng viên các trường đại học và học viện đã thảo luận các chủ đề đang được quan tâm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính – kế toán như các mô hình dự báo; suy diễn nhân quả; học máy; phân tích dữ liệu; dữ liệu lớn; kinh tế vi mô, vĩ mô; kinh tế quốc tế, kinh tế lượng…
Nhiều đại biểu cho rằng, kinh tế lượng dù vẫn được sử dụng triệt để trong việc dự báo kinh tế, nhưng đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi rất nhiều các phương thức sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng theo hướng ít tiếp xúc trực tiếp… từ đó thúc đẩy kinh tế số và kinh doanh số phát triển, dần trở thành những yếu tố thách thức ngành kinh doanh truyền thống cũng như những nguyên lý kinh tế truyền thống.
Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng quản trị Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Chính phủ, trước thách thức đó, kinh tế lượng đã có những công cụ nghiên cứu định lượng mới, mà cụ thể là “Ứng dụng khái niệm học máy tính vào dự báo kinh tế” sử dụng ứng dụng trí tuệ nhân tạo như: Hệ thống mạng thần kinh nhân tạo, mạng thần kinh tái sinh và bộ nhớ ngắn hạn… để thu thập, phân tích dữ liệu phục vụ tốt cho dự báo kinh tế.
“Công cụ này mang lại hiệu quả hơn cách làm truyền thống, vì thu thập, phân tích, xử lý thông tin với dữ liệu lớn, đáp ứng được sự phát triển kinh tế số hiện nay. Trong khi trong kinh tế số, dữ liệu lớn sẽ là nhân tố quan trọng, góp phần giúp DN thành công…” – Giáo sư Trần Thọ Đạt nói./.
Đỗ Doãn