您的当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【bdkq fa】Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật cụ thể hoá quyền chuyển đổi giới tính 正文

【bdkq fa】Đại biểu Quốc hội đề nghị xây dựng luật cụ thể hoá quyền chuyển đổi giới tính

时间:2025-01-09 23:37:03 来源:网络整理 编辑:Nhận Định Bóng Đá

核心提示

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đềđề nghị xây dựng Dự ánLuật Bản dạng giới.Mục đí bdkq fa

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề đề nghị xây dựng Dự ánLuật Bản dạng giới.

Mục đích xây dựng luật này là nhằm thể chế hóa đường lối,ĐạibiểuQuốchộiđềnghịxâydựngluậtcụthểhoáquyềnchuyểnđổigiớitíbdkq fa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về bảo đảm và thực thi quyền con người, quyền công dân, bao gồm quyền chuyển đổi giới tính trong bối cảnh hội nhập ngày càng cao Việt Nam.

Cống thông tin điện tử Quốc hội vừa công bố tờ trình đề nghị xây dựng Dự án Luật Bản dạng giới của đại biểu Quốc hội khoá XV Nguyễn Anh Trí, Tiến sỹ y khoa, công tác lâu năm trong ngành y.

Về khái niệm Bản dạng giới, theo tờ trình, là một cảm nhận tự thân của cá thể về giới tính của mình mà chỉ tự họ nhận ra trong quá trình sống, không phụ thuộc vào giới tính bên ngoài khi mới sinh ra của họ. Nhận thức giới tính của một người không nhất thiết dựa trên giới tính sinh học hoặc giới tính được người khác cảm nhận và cũng không phải là thiên hướng tình dục.

Bản dạng giới có thể là nữ hoặc nam hoặc không phải nam không phải nữ. Người chuyển giới là người có bản dạng giới không trùng với giới tính sinh học khi sinh ra. Nhiều người chuyển giới có nhu cầu được công nhận bản dạng giới khác với giới tính khi sinh bằng các thủ tục pháp lý hoặc hành chính, một số người còn có thêm nhu cầu chuyển đổi giới tính bằng cách thay đổi cơ thể thông qua can thiệp y tế.

Đề xuất của đại biểu xuất phát từ những bất cập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực giới đặt ra yêu cầu phải xây dựng Luật Bản dạng giới trên cơ sở cụ thể hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp điển hóa vào dự thảo Luật các quy định liên quan đến quyền tự xác lập bản dạng giới, chuyển đổi giới tính.

Bốn quan điểm xây dựng luật được tác giả nêu tại tờ trình gồm:

Một, thể chế hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền con người.

Hai, ghi nhận đầy đủ, toàn diện các quyền con người; thể chế hóa Điều 16, Điều 20, Điều 38 của Hiến pháp năm 2013 về quyền không bị phân biệt đối xử trong xã hội, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm và có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

Ba, bảo đảm xây dựng điều kiện pháp lý minh bạch, khả thi, thuận tiện cho người có nhận diện giới khác giới tính hiện có; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong hệ thống pháp luật có liên quan; phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến quyền con người; phù hợp với điều kiện thực tiễn kinh tế- xã hội của Việt Nam.

Bốn, bảo đảm cho người có nhận diện giới khác giới tính khi sinh được sống đúng với giới tính mà họ mong muốn; thực hiện, bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người chuyển đổi giới tính; chống phân biệt đối xử và bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước.

Theo đó, phạm vi điều chỉnh của luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của người đề nghị công nhận bản dạng giới; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với người đề nghị xác nhận lại bản dạng giới; điều kiện, hồ sơ, thủ tục đối với tổ chức, cá nhân thực hiện xác định tâm lý, can thiệp y học để thay đổi hình thể đúng với giới tính đã được công nhận.

Đối tượng điều chỉnh của luật là cá nhân có yêu cầu xác nhận bản dạng giới, chuyển đổi giới tính, người chuyển đổi giới tính, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện can thiệp y học để chuyển đổi giới tính; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chuyển đổi giới tính.

Về thời gian, đại biểu Nguyễn Anh Trí sẽ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (tháng 3/2023).

Theo đại biểu Trí, nghiên cứu trên thế giới cho thấy LGBT là cộng đồng người chiếm tỷ lệ từ 3 đến 7% dân số thế giới, trong đó tỷ lệ người chuyển giới (đã phẫu thuật hay sử dụng hoóc-môn) chiếm từ 0,3% đến 0,5% dân số. Hiện nay, 72 quốc gia đã thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp; trong đó:  châu Âu có 41/50 quốc gia và vùng lãnh thổ; châu Á có 13/50 quốc gia và vùng lãnh thổ, châu Mỹ và Mỹ latin có 15/35 nước và vùng lãnh thổ, châu Phi có 01/54 quốc gia và vùng lãnh thổ; châu Đại dương có 02/14 quốc gia và vùng lãnh thổ có pháp luật điều chỉnh về chuyển đổi giới tính; 45/72 quốc gia cho phép chuyển đổi giới tính mà không cần phải phẫu thuật; độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính phổ biến là 16 đến 18 tuổi.