【kết quả cúp】Tiền ảo, tài sản ảo: Hoàn thiện khung khổ pháp lý để ngăn ngừa biến tướng, lừa đảo
Đây là chia sẻ của bà Nguyễn Thị Hải Bình – Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính), với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa bà, bà đánh giá như thế nào về thực trạng phát triển tiền ảo, tài sản ảo (TA, TSA) ở Việt Nam hiện nay?
- Bà Nguyễn Thị Hải Bình:Thị trường Việt Nam hiện đang diễn ra đầy đủ các loại giao dịch và hoạt động liên quan tới TA, TSA như: khai thác (đào), ICO (đợt phát hành coin – đơn vị tiền ảo đầu tiên), trao đổi mua bán trên các sàn giao dịch (trade coin), trả lương bằng tiền mật mã… Bên cạnh đó, tiền mã hóa, cũng như các loại ứng dụng khác trên công nghệ sổ cái phân tán, công nghệ chuỗi khối (blockchain),... cũng đang nhận được sự quan tâm của giới tài chính, công nghệ và nhiều công ty khởi nghiệp tại Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Hải Bình |
Bên cạnh đó, do các hướng dẫn, quy định pháp lý về TA, TSA chưa đầy đủ và hoàn thiện, cộng với sự hạn chế về trình độ hiểu biết, kiến thức tài chính chung của dân cư, dẫn đến tình trạng trục lợi, xuất hiện nhiều hoạt động biến tướng liên quan tới TA, TSA, như kinh doanh đa cấp TA. Các dự án kinh doanh đa cấp này thường hứa hẹn về mức lãi suất cao cho nhà đầu tư, có chiết khấu phần trăm lợi nhuận khi giới thiệu thêm nhà đầu tư. Chiêu thức này của các công ty, dự án đã và đang lôi kéo được số lượng lớn nhà đầu tư, quy mô lớn, đồng thời đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý, giám sát.
* PV: Vậy, sự phát triển “nóng” của các dự án đa cấp TA như hiện nay đang tiềm ẩn những rủi ro như thế nào, thưa bà?
- Bà Nguyễn Thị Hải Bình:Hệ lụy của thực trạng này là quyền lợi của người tiêu dùng khi tham gia vào các giao dịch, dự án, hoạt động liên quan tới TA không được bảo đảm và không được bảo vệ khi có tranh chấp. Khi quy mô lừa đảo tăng lên mức đủ lớn, có thể ảnh hưởng tới an toàn hệ thống tài chính, do thiệt hại tài sản thật của người dân có thể là nguồn tiền từ tài sản bất động sản, các khoản vay ngân hàng, tín dụng đen,...
Đồng thời, việc lừa đảo trên diện rộng, tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, nông thôn, những đối tượng yếu thế trong xã hội, có thể làm tăng nguy cơ bất ổn xã hội, gây mất niềm tin vào hệ thống pháp luật, chính quyền, Nhà nước. Vì vậy, tăng cường hoàn thiện pháp luật, cơ chế quản lý giám sát đối với TA, TSA là một trong những vấn đề cấp bách và được Đảng, Nhà nước rất quan tâm.
* PV: Hiện nay tính pháp lý của TA tại Việt Nam được quy định như thế nào, thưa bà?
- Bà Nguyễn Thị Hải Bình:Về tính pháp lý của TA tại Việt Nam, theo quy định của pháp luật hiện hành, TA tại Việt Nam không được công nhận là tiền pháp định, không có đầy đủ chức năng của tiền tệ. Đồng thời, theo quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, TA cũng không được công nhận là một phương tiện thanh toán hợp pháp. Các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam chưa đề cập tới tính pháp lý của TA như một loại hàng hóa, tài sản hay đối tượng để trao đổi mua bán. Về tính pháp lý của các giao dịch tiền mật mã, tại Việt Nam, do không công nhận TA là phương tiện thanh toán; đồng thời không xác định tính pháp lý của TA là hàng hóa, tài sản nên hiện nay chưa có văn bản pháp quy nào đề cập tới hoặc quy định cụ thể về các giao dịch liên quan tới TA. Việc kinh doanh tiền mật mã cũng chưa được xác định rõ mối liên hệ, nguy cơ với tội rửa tiền, mà chỉ coi là tội kinh doanh trái phép.
Như vậy, có thể thấy trong xu hướng ngày càng phát triển của TA, TSA, việc thiếu các văn bản quy phạm pháp luật để quy định, điều chỉnh các hoạt động liên quan sẽ đặt ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý, giám sát, đồng thời không có cơ chế để bảo vệ nhà đầu tư trước các rủi ro do trục lợi và những tác động khác từ bên ngoài, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, có hạn chế về chuyên môn, kiến thức.
* PV: Xin cảm ơn bà!
Tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về TA, TSA Hiện nay, tổ nghiên cứu của Bộ Tài chính về TA, TSA đang triển khai nghiên cứu một số nội dung có liên quan, trong đó trước mắt tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản về TA, TSA; nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế trong hoàn thiện khung khổ pháp lý, quản lý, giám sát, đặc biệt là những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng, cũng như những vấn đề đặt ra, các rủi ro, thách thức,… Trên cơ sở đó làm căn cứ đề xuất cho việc hoàn thiện pháp luật quản lý giám sát TA, TSA ở Việt Nam. Bên cạnh việc nghiên cứu và phối hợp với Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan để hoàn thiện khung pháp lý, Tổ nghiên cứu đặc biệt chú trọng tập trung nghiên cứu và đề xuất cơ chế quản lý TA, TSA với tư cách tài sản tài chính và các chính sách liên quan đối với lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính như chứng khoán, thuế, hải quan… Bà Nguyễn Hải Bình – Trưởng ban Phát triển thị trường tài chính, Viện Chiến lược và chính sách tài chính (Bộ Tài chính) |
Diệu Thiện (thực hiện)
相关文章
Chuỗi sự kiện VNG Ironman 70.3 Việt Nam đã có phiên bản online
Chuỗi sự kiện này đã bắt đầu từ ngày 6/4/2016 đến hết 20/05/2016 bao gồm có 4 trò chơi chính và hàng2025-01-12Vững niềm tin, ta cùng nhau vững bước
Ông Lê Trọng Minh, Tổng Biên tập Báo Đầu tư trao giải cho doanh nghiệpđạt g2025-01-12Không đặt nặng tăng trưởng, quan trọng là giữ gìn doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệpbị tổn hại nặng do Covid-19 và rất cần chính sách hỗ trợ để v2025-01-12Nhà cung cấp chính của Apple thuê 45ha đất ở Bắc Giang để mở rộng sản xuất
Nhà cung cấp chính của Apple thuê 45ha đất ở Bắc Giang để mở rộng sản xuấtTrung Hiếu02025-01-12Ngăn chặn, phòng trừ dịch bệnh, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm dịp Tết
Sáng ngày 4/2, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - NN&PTNT) tổ chức Hội nghị phòng,2025-01-12Mặt trận quận Ninh Kiều tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh
(CT) - Trong năm 2023, Mặt trận các cấp trong quận Ninh Kiều phối hợp Đoàn Đại biểu Quốc hội thành p2025-01-12
最新评论