游客发表

【sporting đấu với porto】Bài 4: Bộ Tài chính: Công khai, minh bạch để phòng chống tham nhũng

发帖时间:2025-01-26 00:32:43

Bộ Tài chính tiếp tục giữ vững và nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính,àiBộTàichínhCôngkhaiminhbạchđểphòngchốngthamnhũ<strong>sporting đấu với porto</strong> tạo thuận lợi

Bộ Tài chính tiếp tục giữ vững và nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

>> Bài 3: “Đòn bẩy” dựng xây cơ đồ đất nước

Hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính

Trong những năm qua, Bộ Tài chính đã thực hiện nghiêm các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động nội ngành để phòng ngừa tham nhũng. Bộ Tài chính đã tổ chức thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tập trung vào lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra tham nhũng như: thuế, hải quan, công tác tổ chức cán bộ, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản công, dự toán, quyết toán ngân sách hàng năm, công khai số liệu về nợ công, công tác thanh tra, kiểm tra...

Cùng với đó, Bộ Tài chính chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các định mức, tiêu chuẩn trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của mình, tích cực hoàn thiện các quy chế đảm bảo thực hiện nghiêm, đầy đủ các quy định của Nhà nước trong quản lý sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN), quản lý mua sắm sử dụng tài sản công, đầu tư xây dựng cơ bản, chế độ hội họp, chi tiêu nội bộ nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và chống tham nhũng.

Một kết quả quan trọng khác là Bộ Tài chính đã chủ động, tích cực rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan để đề xuất, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, trong đó, chú trọng chống tham nhũng, lãng phí trong các lĩnh vực, các vấn đề liên quan đến định mức, tiêu chuẩn, chế độ về quản lý sử dụng NSNN; quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản; cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN); ngân hàng; đầu tư xây dựng cơ bản và một số lĩnh vực quan trọng khác…

Giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 9/2020, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua số lượng văn bản pháp luật khổng lồ, 16 luật, 19 nghị quyết của Quốc hội, 10 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 187 nghị định, 88 quyết định... Riêng về phía Bộ Tài chính, đã chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền 1.373 thông tư, thông tư liên tịch hướng dẫn quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ trong lĩnh vực tài chính - NSNN. Có thể kể đến một số điểm nhấn quan trọng trong công tác xây dựng pháp luật của Bộ Tài chính, đó là: Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN năm 2014, Luật NSNN năm 2015, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017...

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính ngân sách

Thanh tra Tài chính luôn là công cụ quan trọng của Đảng, Nhà nước, của ngành Tài chính trong việc tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính - ngân sách. Trong chức năng nhiệm vụ của mình, các lực lượng thanh tra của ngành Tài chính đã góp phần rất quan trọng trong công tác quản lý, giám sát sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, ngân sách; giữ vững kỷ cương kỷ luật tài chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí và phòng chống tham nhũng phục vụ cho công tác nghiên cứu đổi mới thể chế quản lý kinh tế tài chính, đáp ứng kịp thời các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong suốt quá trình hội nhập và phát triển đất nước.

Điểm số công khai minh bạch ngân sách tăng mạnh

Theo kết quả Khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách mở 2019, điểm số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam đã tăng mạnh. Kết quả Việt Nam xếp hạng 77/117 nước, cải thiện được 14 bậc, trong đó: đạt 38/100 điểm đối với trụ cột “Công khai ngân sách”, tăng 23 điểm; 11/100 điểm đối với trụ cột “Sự tham gia của công chúng”, tăng 4 điểm...

Chỉ tính trong giai đoạn từ năm 2013 đến tháng 9/2020, Thanh tra Bộ Tài chính và các đơn vị thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ đã thực hiện 617.893 cuộc thanh tra, kiểm tra; qua điều tra chống buôn lậu bắt giữ 86.913 vụ; tổng số kiến nghị xử lý về tài chính 201.281 tỷ đồng và 6.241.443 USD. Xử phạt vi phạm hành chính 19.131 tỷ đồng; số tiền đã thu nộp NSNN 66.651 tỷ đồng; giảm lỗ qua thanh tra 33.308 tỷ đồng. Những vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã kịp thời chuyển hồ sơ cho cơ quan pháp luật để điều tra, xử lý, truy tố, xét xử theo thẩm quyền. Hệ thống Thuế đã chuyển sang cơ quan công an hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm, kiến nghị khởi tố 551 trường hợp và thông tin mang tính chất thông báo, phối hợp 24.760 trường hợp. Cơ quan Hải quan ra quyết định khởi tố 305 vụ án tội buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng giả..., chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 837 vụ.

Bên cạnh việc tăng cường công tác thanh tra tài chính, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt và hiệu quả công tác cải cách hành chính, tiếp tục giữ vững và nâng cao vị trí xếp hạng Chỉ số cải cách hành chính, tích cực tạo thuận lợi cho người dân, DN, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Từ năm 2016 đến nay, Bộ đã rà soát cắt giảm 296 thủ tục hành chính (TTHC) và sửa đổi, đơn giản hóa 1.138 TTHC; phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa đối với 190/370 điều kiện kinh doanh… góp phần tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, được xã hội, cộng đồng DN và các tổ chức quốc tế ghi nhận, đánh giá cao.

Người dân tham gia giám sát ngân sách

Công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phù hợp với thông lệ quốc tế; công khai gắn với minh bạch ngân sách, bên cạnh việc công khai số liệu, còn quy định việc thực hiện công khai báo cáo thuyết minh ngân sách. Nội dung công khai ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ, giúp người dân có thể theo dõi giám sát toàn bộ quy trình ngân sách từ khâu xây dựng chính sách chế độ, trình dự toán ngân sách, thực hiện, quyết toán ngân sách, kiểm toán và việc thực hiện các kiến nghị của kiểm toán.

Theo kết quả Khảo sát toàn cầu về Chỉ số công khai ngân sách mở 2019 mới được công bố, điểm số công khai minh bạch ngân sách của Việt Nam đã tăng mạnh. Kết quả Việt Nam xếp hạng 77/117 nước, cải thiện được 14 bậc, trong đó: đạt 38/100 điểm đối với trụ cột “Công khai ngân sách”, tăng 23 điểm; 11/100 điểm đối với trụ cột “Sự tham gia của công chúng”, tăng 4 điểm... Đạt được bước tiến đáng ghi nhận nêu trên là nhờ Quốc hội đã thông qua Luật NSNN năm 2015 (có hiệu lực từ năm ngân sách 2017) với những quy định về phạm vi, đối tượng, nội dung và hình thức công khai được mở rộng hơn rất nhiều so với trước đây... Kế đến là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, trưởng ngành và chủ tịch UBND các cấp chính quyền địa phương đối với công tác công khai ngân sách của ngành mình, địa phương mình.

Nhằm tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận, tham gia xây dựng dự toán ngân sách và giám sát quá trình quản lý, sử dụng NSNN, báo cáo ngân sách công dân được xây dựng với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu. Đồng thời, trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính đã mở chuyên mục “Công khai ngân sách” để công khai đầy đủ, kịp thời các tài liệu, số liệu về NSNN; chuyên mục “Hỏi và đáp” để tiếp nhận và giải đáp kịp thời các ý kiến thắc mắc, góp ý của người dân.

Để thực hiện tốt công tác công khai NSNN, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có chỉ đạo các đơn vị trong ngành Tài chính tiếp tục rà soát, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý về công khai tài chính - NSNN, hướng tới chuẩn mực quốc tế..., đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công khai ngân sách để tạo điều kiện tối đa cho người dân được tiếp cận và khai thác thông tin NSNN; tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện công khai ngân sách, đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN.

Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp tích cực với các cơ quan thông tấn báo chí, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức đoàn thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và thu hút sự quan tâm của người dân đối với hoạt động NSNN, giúp người dân thực hiện tốt vai trò kiểm tra, giám sát trong quá trình quản lý, sử dụng NSNN của các ngành, các cấp.

Cắt giảm nhiều thủ tục hành chính

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Tài chính đã rà soát cắt giảm 296 thủ tục hành chính và sửa đổi, đơn giản hóa 1.138 thủ tục hành chính; phê duyệt phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa đối với 190/370 điều kiện kinh doanh… góp phần tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, được xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá cao.

Minh Anh

    热门排行

    友情链接