【bóng đá ngoại hạng anh tối qua】Khó tìm lời giải cho hòa bình Trung – Ấn
Xung đột lớn lại xảy ra giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ,ờigiảichohabnhTrung–Ấbóng đá ngoại hạng anh tối qua khiến quân đội của cả hai nước đều bị thương.
Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại khu vực biên giới giữa hai nước. Ảnh: PTI
Theo Thời báo Ấn Độ, vụ đụng độ xảy ra tại Naku La, phía Bắc Sikkim của nước này giữa lúc hai nước đang bế tắc trong vấn đề biên giới ở vùng Ladakh. Theo đó, lính tuần tra Trung Quốc cố ý đi vào lãnh thổ Ấn Độ nhưng bị binh sĩ nước này chặn lại. Trong khi xung đột nổ ra, binh sĩ cả hai bên đều bị thương. Hôm 25-1, báo chí Ấn Độ cho biết, vụ xung đột đã khiến 20 binh lính Trung Quốc bị thương, trong khi đó con số này của phía Ấn Độ là 4 người.
Tuy nhiên, phía Trung Quốc vẫn bác bỏ thông tin trên. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, ông không có bất cứ thông tin nào về việc xung đột giữa binh lính Trung Quốc và Ấn Độ những ngày gần đây, tuy nhiên ông này khẳng định, binh lính Trung Quốc luôn cố gắng duy trì khu vực biên giới an ninh và hòa bình. Trung Quốc cũng đốc thúc phía Ấn Độ không có hành động gây gia tăng căng thẳng hay làm phức tạp tình hình khu vực biên giới, kiểm soát, xử lý thỏa đáng các vấn đề bất đồng giữa hai bên. Trước đó, ông Hồ Tích Tiến, Tổng Biên tập Thời báo Hoàn Cầu cũng cho biết, thông tin mà phía báo chí Ấn Độ đưa ra là không chính xác.
Đây là lần thứ hai xung đột xảy ra ở khu vực Naku La, kể từ tháng 5-2020. Naku La cùng với Pangong Tso, Galwan, Gogra, Hot Springs là những điểm nóng về đối đầu giữa binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ. Ấn Độ và Trung Quốc đã bị cuốn vào vòng xoáy căng thẳng, bế tắc kể từ tháng 4-2020. Những vụ đụng độ ở phía Tây của dãy Himalaya đã khiến hai bên có các động thái tăng cường lực lượng dọc biên giới.
Thời báo Ấn Độ cho biết, Trung Quốc đã xây dựng nhiều đường sá mới, các điểm phóng tên lửa đất đối không, sân bay dành cho trực thăng tại nhiều điểm khác nhau trải dài từ Ladakh tới Arunachai Pradesh. Ngoài ra, Bắc Kinh còn lập các khu dân cư tại những điểm chiếm đóng nhưng đang tranh cãi tại khu vực phía Đông của tuyến đường trên.
Trong khi đó, Ấn Độ cũng điều một lực lượng quân đội lớn đóng dọc biên giới với Trung Quốc. Theo số liệu chưa đầy đủ, hiện có hàng chục nghìn binh sĩ của cả hai bên vẫn đang bám trụ dọc Đường kiểm soát thực tế (LAC) ở Ladakh trong điều kiện thời tiết lạnh dưới 0 độ C, với tâm thế sẵn sàng giao tranh nếu đối phương xâm phạm biên giới.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài 7 thập kỷ qua. Hai bên từng nổ ra giao tranh ngắn năm 1962.
Năm 2017, binh sĩ hai nước đã có cuộc đối đầu kéo dài 73 ngày tại khu vực ngã ba Doklam và làm dấy lên lo ngại một cuộc chiến giữa hai nước láng giềng có thể bùng nổ. Sau căng thẳng, tình hình ở vùng tranh chấp Ấn - Trung có lắng xuống. Tuy nhiên, căng thẳng bất ngờ leo thang thành đụng độ giữa binh sĩ hai nước hồi đầu tháng 5-2020, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả giữa tháng 6-2020 ở thung lũng Galwan khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng và nhiều binh sĩ Trung Quốc thương vong.
Sau thời gian gián đoạn gần 2 tháng rưỡi, mới đây các chỉ huy quân sự của Ấn Độ và Trung Quốc đã trở lại bàn đàm phán trong vòng thương lượng thứ chín nhằm khai thông thế bế tắc hiện nay giữa hai nước. Cuộc đàm phán được tổ chức tại khu vực Moldo thuộc LAC, nằm bên phía Trung Quốc, trong đó tập trung vào việc thúc đẩy tiến trình rút quân đã được đàm phán từ lâu ở Đông Ladakh.
Giới chức Ấn Độ và Trung Quốc khẳng định những cuộc đàm phán giữa các chỉ huy quân sự đã góp phần mang lại sự ổn định trên thực địa. Tuy nhiên, giới quan sát lại nghi ngờ những tuyên bố hòa bình giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Bởi lẽ, suốt gần 70 năm qua, hai nước vẫn luôn mâu thuẫn về tuyến biên giới dài gần 3.500km dọc dãy Himalaya và đụng độ vẫn thường xảy ra do các tuyên bố chồng lấn. Hơn 20 vòng đàm phán vẫn chưa thể đưa hai quốc gia đông dân nhất thế giới này đến đồng thuận về vấn đề biên giới. Do vậy bài toán hòa bình cho vùng biên giới Ấn - Trung vẫn chưa có lời giải thỏa đáng trong thời gian ngắn.
HN tổng hợp