Đó chỉ là một trong rất nhiều thành tựu mà các thế hệ cán bộ,ọccôngnghệđưanôngnghiệpđivàochiềusâkết quả giải hạng 3 na uy nhà khoa học thuộc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã dày công nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, qua 60 năm đồng hành vì sự phát triển của ngành nông nghiệp nước nhà. Kinh nghiệm từ thực tế sản xuất Lấy kinh nghiệm thực tế từ sản xuất của nông dân, thông qua những luận giải, bằng kiến thức khoa học nâng lên thành biện pháp kỹ thuật để phổ biến và nhân rộng là những bước đi ban đầu trong hành trình nghiên cứu và sáng tạo của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (gọi tắt là Viện). Một số kỹ thuật điển hình giai đoạn này là nuôi bèo hoa dâu, phát triển cây phân xanh (điền thanh mô), chế biến (ủ) và sử dụng phân chuồng, phân bắc góp phần gia tăng nguồn phân bón hữu cơ, nâng cao năng suất cây trồng, tăng độ phì cho đất. Từ những thành công ban đầu ấy, các cán bộ, nhân viên của Viện đã tiếp tục triển khai nghiên cứu trên diện rộng, ở nhiều nhóm cây trồng và lĩnh vực sản xuất khác nhau. | Giống lúa HT1 của Viện kết hợp trong thu hoạch bằng máy gặt cơ khí giải hàng đã được triển khai tại huyện Hoài Đức (Hà Nội) |
Vào đầu những năm 60, các cán bộ, kỹ sư của Viện đã nghiên cứu thử nghiệm nhập nội và lai tạo thành công giống lúa mới đưa vào gieo trồng đại trà trên toàn miền Bắc. Đặc biệt vụ lúa xuân năm 1974, năng suất lúa của miền Bắc đạt trung bình 5 tấn thóc/ha, điều này không những tạo ra những giống lúa mới có năng suất cao thay thế giống lúa chiêm dài ngày năng suất thấp mà còn thay đổi cả hệ thống canh tác, tạo điều kiện cho việc hình thành vụ Đông. Sau sự kiện này, lịch sử ngành nông nghiệp Việt Nam sẽ mãi ghi công Viện với nhiều nhà khoa học, điển hình là GS Bùi Huy Đáp, TSNH Lương Đình Của, GS Lê Duy Thước cùng các cộng sự. Bên cạnh đó, Viện cũng thành công trong việc cải tiến giống trên cơ sở nguồn gen nhập nội và giống cổ truyền, chọn tạo được nhiều giống lúa mới có năng suất cao như 314, 424, NN5, NN8. Cơ sở khoa học của việc thâm canh, luân canh và xen canh cũng bắt đầu được nghiên cứu, tạo nên các gói kỹ thuật ngày càng đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp. Từ khi hòa bình lập lại, đất nước hoàn toàn thống nhất, công tác nghiên cứu khoa học của Viện đã được tổ chức lại thành hệ thống trong phạm vi toàn quốc. Viện được thành lập theo Nghị định 275-CP ngày 8/10/1977 của Chính phủ như một Viện đầu ngành trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và tổng hợp chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất, canh tác. Giai đoạn này, Viện cũng đã nghiên cứu và tạo ra nhiều giống lúa ngắn ngày năng suất cao, tiêu biểu như giống lúa OM tại Đồng bằng sông Cửu Long, giống lúa kháng rầy nâu VR203 thích ứng ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc. Ngoài ra, các giống ngô với thương hiệu LVN, giống cà phê vối, chè… cũng được trồng rộng rãi trong cả nước. Trong giai đoạn từ 2007 – 2012, Viện đã công nhận 391 giống cây trồng mới và 36 biện pháp kỹ thuật trong hầu hết các lĩnh vực. Trong đó, các giống lúa mới của Viện chiếm tới 30% diện tích gieo trồng tại phía Bắc, 80% tại Đồng bằng sông Cửu Long và gần 40% tại Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, làm lợi từ 5 – 6 ngàn tỷ đồng/năm. Đặc biệt, sau nhiều năm nỗ lực nghiên cứu, chọn lọc và tập hợp, Ngân hàng gen Quốc gia đã được thành lập với 24.500 mẫu nguồn gen của các loài cây trồng với gần 20.000 nguồn gen được bảo tồn và trên 5.000 nguồn gen lưu giữ tại các mạng lưới. Tiếp đó, Ngân hàng Gen sinh vật, cây phân xanh và cây phủ đất cũng được thu thập, lưu giữ và khai thác hiệu quả góp phần bảo tồn và phát triển các nguồn gen thực vật quý hiếm, cung cấp kịp thời các nguồn giống có chất lượng cho nhu cầu sản xuất. Ngoài nghiên cứu chọn tạo giống, các nhà khoa học bảo vệ thực vật đã tiến hành nhiều cuộc tổng điều tra côn trùng, bệnh hại và cỏ dại trên toàn quốc để thiết lập danh mục thành phần sâu bệnh dịch hại, ký sinh thiên dịch và xây dựng bảo quản, lưu giữ bộ mẫu quốc gia côn trùng với gần 7 vạn mẫu. Gần đây, kết quả chẩn đoán nhanh và chính xác bệnh virus vàng lùn, lùn xoắn lá ở lúa đã trở thành tiến bộ kỹ thuật có ý nghĩa và tác dụng rất lớn trong sản xuất lúa gạo. Thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu Theo ông Nguyễn Văn Bộ - Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, việc thương mại hóa các sản phẩm nghiên cứu khoa học nông nghiệp là một chủ trương lớn của Viện nhằm đưa nhanh các kết quả vào sản xuất đồng thời khẳng định tính hiệu quả của công tác nghiên cứu. Đây cũng là hướng phát triển được Viện chú trọng trong giai đoạn tới. | Một giống đậu tương mới của Viện đang được trồng thí điểm tại huyện Văn Chấn (Yên Bái) |
Từ năm 2006 đến nay, hơn 30 giống của Viện được chuyển giao thương mại với giá trị lên tới hàng chục tỷ đồng, trong đó giống ngô LVN66 chuyển nhượng cho CHDCND Lào, giống lúa lai HYT103 chuyển giao cho một số công ty của Trung Quốc. Nhiều giống mới của Viện cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm đặt mua như giống lúa P6ĐB, SH8, GL 159, giống lạc L19, giống dưa chuột CV29, CV209… Để tăng cường hoạt động chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, Viện đã tiến hành ký thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực giống cây trồng với Hiệp hội thương mại giống cây trồng và ký biên bản hợp tác với UBND một số tỉnh trong cả nước. Nhằm nâng cao việc tiếp nhận thông tin về khoa học nông nghiệp, kịp thời cập nhật các kiến thức nông học, kỹ thuật canh tác và sản xuất, đồng thời tạo các kênh truyền thông, quảng bá hữu hiệu đẩy nhanh quá trình thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu vào thực tiễn, Viện đã xúc tiến các chương trình truyền thông cụ thể để cung cấp thông tin cho thị trường và bà con nông dân như xây dựng ngân hàng kiến thức cây lúa, ngô và cà phê; thực hiện chuyên đề “Mỗi ngày một kỹ thuật tiến bộ” trên Báo Nông nghiệp Việt Nam và chuyên mục “Mỗi tuần một giống mới” trên truyền hình. Bên cạnh đó, các hoạt động đào tạo, hợp tác nghiên cứu chuyển giao công nghệ với quốc tế cũng được Viện chú trọng đẩy mạnh và coi đây như một hướng tiếp cận với công nghệ mới, rút ngắn khoảng cách về khoa học và công nghệ (KH&CN) với khu vực, đồng thời là kênh thông tin quan trọng để giới thiệu các sản phẩm nghiên cứu một cách rộng rãi, thu hút sự quan tâm hợp tác của các nước trên thế giới. Bên cạnh những thành tựu nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, Viện còn tham gia đào tạo chuyên môn trình độ sau đại học. Tính đến nay, 372 tiến sỹ và 583 thạc sỹ (cả người nước ngoài) đã được đào tạo bởi Viện, trong đó có nhiều nhà khoa học đã trở thành những cán bộ quản lý cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc đang đảm nhận các vị trí quan trọng tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo. Tại Lễ kỷ niệm 60 ngày thành lập Viện, theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nghiêm Vũ Khải, để đạt được những thành công trên, vai trò của nhiều thế hệ các nhà khoa học, cán bộ công chức, viên chức của Viện là hết sức to lớn. Tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp hiện nay ở nước ta cũng đang gặp nhiều khó khăn thách thức, điều này chỉ có thể giải quyết hiệu quả bằng việc phát triển và ứng dụng mạnh mẽ khoa học trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo chiều sâu và bền vững. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại nói chung, phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Namnói riêng sẽ phụ thuộc nhiều vào vai trò động lực của KH&CN, nguồn nhân lực trình độ cao và phát triển kinh tế tri thức trong thời gian tới. Ngũ Hiệp |