【soi kèo trận brighton】Lưu giữ kiến trúc Huế qua tranh ký họa
Những đường nét khéo léo,ưugiữkiếntrúcHuếquatranhkýhọsoi kèo trận brighton sắc sảo tạo nên một bức ký họa chân thực, sinh động. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lưu giữ thời gian
Nhận thấy nơi mình sinh ra và lớn lên có rất nhiều công trình kiến trúc đẹp mang nét cổ kính mà không kém phần tinh tế, Gia Phúc bắt đầu có ý tưởng vẽ tranh ký họa, phần để rèn luyện kỹ năng vẽ tay, phần để lưu giữ thời gian để sau này có thể nhìn lại khi những công trình này bị lãng quên hoặc không còn nữa.
Phúc kể: “Trong một lần rong ruổi trên mọi nẻo đường để tìm cảm xúc sáng tác, mình bắt gặp một công trình kiến trúc cổ đã có từ rất lâu đời, đó là am Đông Mậu nằm trên đường Bạch Đằng, hay nơi thờ vị tướng tài ba Quan Vân Trường theo tín ngưỡng của cộng đồng người Hoa sinh sống và làm ăn tại phố cổ Gia Hội ngày xưa. Sau này, công trình này đã phải hạ giải do xuống cấp nặng nề, nhưng may mắn là mình đã kịp thời ghi chép lại thông qua tranh ký họa”.
Những bức tranh được Phúc thể hiện qua nét bút mềm mại kết hợp với chất liệu màu nước trên khổ giấy A5, tạo nên nhiều sắc độ, cung độ cảm xúc xoay quanh những dấu ấn di sản kiến trúc, tiêu biểu phải kể đến, như: Đại Nội, Ga Huế, Phu Văn Lâu, chợ Đông Ba, chung cư Đống Đa… Từ năm 2018 đến nay, Gia Phúc đã thực hiện gần 50 bức tranh ký họa, tất cả đều mang đậm dấu ấn thời gian quyện hòa với với gam màu trầm mặc, xưa cũ của những công trình kiến trúc Huế.
Theo lời kể của chàng kiến trúc sư trẻ, thông thường một bức ký họa mất từ 3 đến 4 tiếng để hoàn thành tại địa điểm đó, cũng có bức vì điều kiện khách quan như thời tiết, khó để chọn vị trí ngồi vẽ nên phải mất từ 4 đến 5 ngày, thậm chí cả tháng lui tới địa điểm đó để hoàn thiện tranh. Tỉ mẩn trong từng nét bút, Phúc luôn tìm cách tạo điểm nhấn cho mỗi bức tranh bằng cách tỉa tót, thể hiện rõ các chi tiết, đường nét một cách cẩn thận để lột tả được hết vẻ đẹp của một công trình kiến trúc. Ví dụ, tạo đường nét các viên gạch, đặc tả hoa văn hoặc nhấn mạnh vào độ xù xì của tường để làm sao cho bức tranh chân thực nhất có thể.
“Huế vốn đẹp hiền hòa, nhẹ nhàng bởi cảnh sắc thiên nhiên đa dạng nhưng cũng thật sâu lắng và trầm mặc bởi nền di sản về kiến trúc và văn hóa lâu đời không nơi nào có được. Mình mong muốn thông qua tranh vẽ là một cách mình bảo tồn, gìn giữ những giá trị đó và cũng để lan tỏa vẻ đẹp này đến mọi người”, Phúc chia sẻ.
Chùa Diệu Đế được kiến trúc sư trẻ ghi chép thông qua tranh ký họa
Truyền cảm hứng
Khi còn là một cậu sinh viên, Gia Phúc có niềm đam mê với lịch sử, kiến trúc và văn hóa Huế. Sự đa dạng của kiến trúc Huế như: kiến trúc cung đình, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại… càng khiến Phúc say mê nghiên cứu, tìm tòi. Đồng thời, khám phá thêm về văn hóa để làm sao miêu tả nét đẹp đó qua tranh một cách sinh động, tinh tế và có độ chính xác cao nhất.
Thời gian đầu, những bức tranh mà Phúc vẽ chỉ đơn giản là để chia sẻ với bạn bè trên facebook và instagram. Về sau, chàng kiến trúc sư trẻ nhận thấy có thể kể những câu chuyện về lịch sử, về đời sống con người Huế kết hợp với tranh ký họa như là một cách truyền cảm hứng cho mọi người thêm yêu Huế và những người trẻ có cùng niềm đam mê để có thể lan tỏa nhiều hơn giá trị di sản, vẻ đẹp lâu đời của Cố đô.
“Có những cái đẹp mà đôi khi vì quá vội vã mà chúng ta đã vô tình bỏ quên. Khi nhìn lại, cảm nhận mới thấy rằng, đó là cả một dấu ấn của lịch sử. Mình muốn thể hiện chúng bằng góc nhìn riêng, để thông qua đó, người xem có thể cảm nhận được những nét đẹp vừa gần gũi, quen thuộc vừa mới mẻ, thú vị. Là một người còn xứ Huế, mình cũng muốn quảng bá, giới thiệu sự đa dạng, màu sắc, giá trị vô giá của những công trình kiến trúc này để bạn bè trong nước và quốc tế cùng chiêm ngưỡng”, Phúc nói.
Mỗi bức tranh ký họa, Phúc dẫn dắt người xem bằng một câu chuyện lịch sử giúp mọi người dễ hình dung và nắm bắt thông tin về địa điểm đó. Với hoài bão và niềm đam mê không ngừng nghỉ, chàng kiến trúc sư trẻ còn có khao khát được ghi lại những địa điểm trên khắp đất nước Việt Nam để lưu lại những giá trị về di sản, bảo tồn những nét đẹp của thời gian.
“Ban đầu, mình chỉ đi vẽ ký họa vì sở thích, nhưng dần dần về sau, mình có nhiều dự định và dự án lâu dài hơn và nghiêm túc hơn. Thời gian tới, mình sẽ chia sẻ rộng rãi những bức tranh dưới hình thức postcard hoặc làm album sách hình ảnh, nhật ký… cũng là một cách làm quà để trao tặng người thân, bạn bè hoặc quảng bá vẻ đẹp của Huế đến du khách trong và ngoài nước”, Phúc nói về những ấp ủ, dự định của mình.
Thái Châu
(责任编辑:La liga)
- VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- Dự báo thời tiết 17/9: Miền Bắc sáng mưa to chiều giảm, nguy cơ sạt lở rất lớn
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không có bộ, ngành nào độc quyền trên môi trường số
- Chủ tịch Tân Hoàng Minh sử dụng 3 công ty để gian dối trong phát hành trái phiếu
- Du khách thích thú ngắm hoa băng, đắp người tuyết trên đỉnh Fansipan
- Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Không có bộ, ngành nào độc quyền trên môi trường số
- Giám đốc người Nhật viết thư xin lỗi công nhân Việt Nam, sau hình ảnh kéo cắt cổ
- Thủ tướng: Các cơ quan, địa phương làm tốt công tác chuẩn bị, ứng phó bão số 4
- BẢN TIN THỜI SỰ TRUYỀN HÌNH BÁO HẬU GIANG 7h ngày 4
- Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về xây dựng pháp luật
- Nhiều vụ tham nhũng địa phương bó tay, Ủy ban Kiểm tra vào cuộc ra ngay vi phạm
- Cách thành phố đáng sống trị ô nhiễm tiếng ồn
- Bắt quả tang 23 người sử dụng ma túy tại khách sạn ở Rạch Giá
- Quyết liệt xây dựng ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển
- Va chạm với xe tải, ô tô con ở Thanh Hóa biến dạng
- Từ vụ cháy 32 người chết ở Bình Dương: Karaoke nhà ống dễ biến thành quan tài
- Thủ tướng phê bình bộ ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ cháy quán karaoke
- Thủ tướng: Các cơ quan, địa phương làm tốt công tác chuẩn bị, ứng phó bão số 4
- Thị trường xe điện Trung Quốc: Cuộc đua giành thị phần ngày càng khốc liệt
- Thủ tướng chuyển hơn 31.000 tỷ vốn đầu tư công của Bộ GTVT cho 7 địa phương