当前位置:首页 > La liga

【keo nha cai ty le ca cuoc】“Kẻ được, người mất" từ TPP

ke duoc nguoi matquot tu tpp

Mục tiêu chính của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất nhập khẩu giữa các nước thành viên. Ảnh: S.T.

Nhà Trắng ước tính hiệp định này sẽ dỡ bỏ 18.000 loại thuế quan đối với các mặt hàng chế tạo, đồng thời cho phép mọi người dân - từ người nuôi tôm ở Việt Nam đến nông dân nuôi bò sữa ở New Zealand - được hưởng thuế quan thấp hơn khi tiếp cận các thị trường trên toàn khu vực Thái Bình Dương. Tuy nhiên, những người chỉ trích - đặc biệt là ở Mỹ - cho rằng TTP sẽ khiến nhiều nhân công trong ngành chế tạo Mỹ bị mất việc làm, làm giảm các tiêu chuẩn về môi trường, đồng thời làm tăng giá thuốc. Sau đây là một số nét chính về những mặt lợi và hại mà TPP đem lại cho các thành viên tham gia hiệp định này:

Nhật Bản: Ngành chế tạo ô tô và phụ tùng ô tô Nhật Bản có lẽ được lợi nhiều nhất bởi họ được hưởng thuế quan thấp hơn khi xuất khẩu sang Mỹ, vốn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ô tô Nhật Bản. Tuy nhiên, Nhật Bản bị buộc phải giảm bớt một số hình thức bảo hộ cho nông dân trồng lúa, như lượng gạo nhập khẩu được miễn thuế phải tương đương 1% tổng số gạo mà nước này tiêu thụ. Nông dân nuôi gia súc có thể sẽ bị tác động nặng nề hơn cả khi mà thuế nhập khẩu thịt bò vào Nhật Bản trong 16 năm tới sẽ được từng bước giảm xuống còn 9% so với mức hiện nay là 38,5%, trong khi thuế nhập khẩu thịt lợn cũng sẽ giảm đáng kể.

Australia: Thỏa thuận này sẽ buộc Australia phải dỡ bỏ những khoản thuế nhập khẩu tổng trị giá khoảng 9 tỷ USD. Tuy nhiên, Australia sẽ được tiếp cận thị trường đường của Mỹ, trong khi Nhật Bản cũng sẽ giảm thuế đối với sản phẩm đến từ “xứ sở chuột túi”. Các sản phẩm hải sản và rau quả sẽ được hưởng mức thuế xuất khẩu thấp hơn, trong khi gạo và ngũ cốc sẽ được hưởng hạn ngạch xuất khẩu ưu đãi. Thuế quan thấp hơn đối với mọi mặt hàng từ sắt thép tới dược phẩm, máy móc, giấy và phụ tùng ô tô sẽ làm lợi cho các nhà sản xuất Australia.

New Zealand: Có tới 93% khối lượng hàng hóa giao dịch của New Zealand với các nước đối tác TPP sẽ được giảm thuế, giúp nước này hàng năm tiết kiệm được khoảng 259 triệu đô la New Zealand (khoảng 168 triệu USD). Ngành sữa, chiếm khoảng 1/4 lượng hàng xuất khẩu, sẽ tiết kiệm được khoảng 102 triệu đô la New Zealand/năm. Các thị trường chủ chốt như Mỹ, Nhật Bản, Canada và Mexico vẫn duy trì một số mức thuế quan đối với hàng hóa của New Zealand. Chẳng hạn, trong 5 năm tới, Canada chỉ đồng ý ấn định hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm sữa tương đương 3,3% thị trường sữa của nước này.

Việt Nam: Theo tổ chức Eurasia, Việt Nam nằm trong số những nước được lợi nhiều nhất bởi lẽ TPP có thể giúp Tổng sản phẩm Quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng 11% tới năm 2025, với việc xuất khẩu trong thời gian tới sẽ tăng 28% do các công ty chuyển nhà máy đến quốc gia có nhân công giá rẻ này. Việc giảm thuế nhập khẩu ở Mỹ và Nhật Bản cũng sẽ làm lợi cho các nhà máy dệt may của Việt Nam và chi phí lao động thấp sẽ giúp nhà sản xuất Việt Nam giành được cơ hội kinh doanh từ tay đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên, những tác động của TPP đối với Việt Nam có thể bị hạn chế vì Việt Nam vẫn bị áp đặt những quy định ngặt nghèo về xuất xứ nguyên liệu. Ngành hải sản sẽ được lợi nhờ thuế nhập khẩu tôm, mực ống và cá ngừ từ Việt Nam được xóa bỏ (mức hiện nay là 6,4%-7,2%). Tuy nhiên, việc Việt Nam xóa bỏ các loại thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm dược (hiện trung bình vào khoảng 2,5%) sẽ dẫn đến cuộc cạnh tranh gay gắt hơn giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài.

Trung Quốc: Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có lẽ nằm trong số những nước bị thua thiệt nhiều nhất. Việc Trung Quốc từ chối gia nhập TPP vô hình trung giúp Mỹ thắt chặt các mối quan hệ thương mại trên toàn khu vực đồng thời thúc đẩy cái gọi là chiến lược xoay trục sang châu Á. Theo nhà kinh tế Fielding Chen của "Bloomberg", các nhà xuất khẩu Trung Quốc có thể bị mất một số thị phần tại những nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, vào tay Mỹ và Nhật Bản.

分享到: