Đảm bảo tiến độ,ínhsáchtàichínhkhơinguồnlựcchopháttriểtỷ số ngày hôm nay chất lượng trong xây dựng chính sách
Đến hết tháng 10/2022, Bộ Tài chính đã hoàn thiện trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 48 Đề án và ban hành 60/74 thông tư theo kế hoạch của năm 2022. Chỉ tính riêng các đề án Bộ đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhưng chưa được ban hành là 12 nghị định và 1 quyết định (tính cả các đề án từ năm 2021 chuyển sang). Các đề án này hiện nay đang triển khai các bước tiếp theo của quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Theo thống kê chưa đầy đủ, nếu tính từ năm 2016 đến hết nửa năm 2022, Bộ Tài chính đã trình cấp có thẩm quyền ban hành và ban hành theo thẩm quyền 1.256 văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó đã trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua 7 luật và 23 nghị quyết; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 16 nghị quyết về các cơ chế, chính sách tài chính; trình Chính phủ ban hành 202 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 53 quyết định. Bộ Tài chính đã ban hành theo thẩm quyền 955 thông tư, trong đó có nhiều văn bản ban hành đã hướng tới việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và từng bước cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN).
Ngành Tài chính luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm trong cải cách thể chế. |
Trung bình hàng năm, Bộ Tài chính đã trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 6 - 7 luật, nghị quyết, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành 30 - 40 nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ và ban hành theo thẩm quyền 120 - 150 thông tư.
Mặc dù số lượng văn bản mà Bộ Tài chính được giao chủ trì rất lớn, nhiều nội dung phức tạp, nhưng Bộ luôn hoàn thành chương trình xây dựng pháp luật với tỷ lệ cao, thường là trên 95%. Hệ thống pháp luật về tài chính - ngân sách ngày càng được hoàn thiện, tác động tích cực đến đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó có nhiều chính sách để hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp và người dân vượt qua khó khăn.
Xây dựng và quản lý điều hành tài chính - ngân sách tích cực, thận trọng
Cùng với công tác xây dựng, thì việc phổ biến giáo dục pháp luật luôn được Bộ Tài chính coi là một trong số các nhiệm vụ trọng tâm. Vừa qua, Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ban hành Chỉ thị số 02-CT/BCSĐ ngày 28/7/2022 về đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính trong tình hình mới, trong đó chỉ đạo đẩy mạnh công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Bộ Tài chính.
Công tác phổ biến giáo dục pháp luật tại Bộ Tài chính được thực hiện lồng ghép với nhiệm vụ và kế hoạch công tác năm. Hàng năm, Bộ Tài chính, các tổng cục thuộc Bộ đều ban hành và thực hiện Kế hoạch chung về phổ biến giáo dục pháp luật, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
Thể chế tài chính phù hợp thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc hoàn thiện thể chế tài chính sẽ tiếp tục gắn với cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Thể chế tài chính phải tiếp cận nhanh với các thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu của việc hội nhập. Riêng về lĩnh vực tài chính - ngân sách, việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu ngân sách nhà nước một cách đồng bộ, bao gồm cả tái cơ cấu về thu, cũng như chi ngân sách và quản lý nợ công theo yêu cầu tại Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại NSNN, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. |
Bên cạnh đó, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật cũng được coi trọng. Việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được giao cho các bộ phận chuyên trách làm công tác pháp chế tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ từ trên xuống dưới, đồng thời tại các đơn vị pháp chế cũng triển khai phân công cá nhân làm đầu mối theo dõi công tác tổ chức thi hành pháp luật. Với khối lượng công việc ngày càng nhiều, bộ phận công chức làm công tác pháp chế (về theo dõi tình hình thi hành pháp luật) vẫn luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Bộ Tài chính luôn coi trọng công tác xây dựng pháp luật. Khi ban hành, chính sách tài chính phải xác định mục tiêu khơi dậy nguồn lực và thúc đẩy sự phát triển, giải quyết các vướng mắc, vượt qua mọi rào cản. Dự báo thời gian tới có nhiều thuận lợi song khó khăn, thách thức là rất lớn. Do đó, trong xây dựng và quản lý điều hành tài chính - ngân sách phải tích cực nhưng thận trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới, ngành Tài chính tiếp tục quán triệt, bám sát chủ trương, đường lối, chiến lược xây dựng và phát triển đất nước trong Cương lĩnh của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng, đặc biệt là Đại hội XIII của Đảng đề ra, trên cơ sở đó thể chế hóa vào hệ thống pháp luật tài chính. Đồng thời, hoàn thiện thể chế tài chính, góp phần phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và an sinh xã hội.
Kịp thời ban hành chính sách đáp ứng yêu cầu thực tiễn Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch Covid-19 hơn 2 năm vừa qua, có rất nhiều chính sách đột xuất phát sinh, như các gói hỗ trợ về thuế, phí và lệ phí cần phải thực hiện trong thời gian rất gấp, Bộ Tài chính vẫn đáp ứng tiến độ thực hiện với chất lượng tốt, đảm bảo yêu cầu đề ra. Như vào đầu năm 2022, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ, trình Quốc hội phê duyệt Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP… Một loạt các chính sách được ban hành trong thời gian rất ngắn. Để các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, các nghị định, quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực ngay từ thời điểm ký ban hành, Bộ Tài chính phải chuẩn bị đồng thời, cùng lúc các văn bản quy phạm pháp luật. Từ đó, chính sách được ban hành và đi vào cuộc sống ngay mà không cần chờ đợi thêm văn bản hướng dẫn. Muốn vậy, các đơn vị chức năng của ngành Tài chính phải căng mình làm việc không quản ngày đêm với kinh nghiệm, bản lĩnh đã được tôi rèn qua nhiều năm. Chính sách mới ban hành phải vừa đảm bảo tiến độ, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu. Cũng có những vấn đề do thực tiễn mới phát sinh mà chính sách pháp luật không thể bao quát hết được, Bộ Tài chính đã kịp thời “phản ứng nhanh”, sớm soạn thảo và trình các cấp có thẩm quyền, hoặc ban hành theo thẩm quyền để chính sách sớm đi vào cuộc sống, “lấp khoảng trống” về pháp luật. Trong thời gian tới, nhiệm vụ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực tài chính là hết sức nặng nề. Có rất nhiều chính sách quan trọng cần phải sửa đổi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn như Luật Ngân sách nhà nước, một số các luật về thuế… sẽ được Bộ Tài chính thực hiện rà soát, xây dựng và hoàn thiện để trình các cấp có thẩm quyền ban hành. Ngành Tài chính tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật tài chính, đảm bảo quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện theo đúng quy định, khắc phục triệt để tình trạng chậm, nợ ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã quán triệt việc ban hành chính sách pháp luật tài chính phải bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, yêu cầu của thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo khi đề xuất, xây dựng và hoàn thiện thể chế. |