【trận real betis】Đánh mất niềm tin của xã hội, báo chí tự cắt mạch sống của mình
Bị cạnh tranh gay gắt bởi mạng xã hội,Đánhmấtniềmtincủaxãhộibáochítựcắtmạchsốngcủamìtrận real betis chịu áp lực từ sự phát triển của công nghệ, doanh thu sụt giảm kỷ lục - chưa bao giờ bài toán tồn tại và phát triển lại đặt ra gay gắt với báo chí như hiện nay. Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam trao đổi với Báo Đầu tư xung quanh chủ đề này.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu dự Hội nghị Sơ kết công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống Covid-19, trong đó báo chí là một trong những lực lượng tiên phong |
Đưa tin có trách nhiệm, báo chí chiến thắng tin giả trên mạng xã hội
Cuộc khảo sát của Tổ chức YouGov (Anh) về mức độ tin tưởng của người dân một số quốc gia đối với tin tức trên báo chí về Covid-19 cho thấy, Việt Nam dẫn đầu trong các quốc gia về niềm tin của người dân với tin tức trên báo chí, tỷ lệ lên tới 89%. Con số này nói lên điều gì, thưa ông?
Việt Nam đã giành thắng lợi nổi bật trong cuộc chiến chống Covid-19, trở thành “hiện tượng” được cả thế giới đánh giá cao, thành điểm sáng trong cuộc chiến đấu chống đại dịch trên toàn cầu. Dịch bệnh đã “sát hạch” hiệu năng hệ thống chính trị nước ta, nhất là khi đối mặt với nguy cơ. Việt Nam đã thể hiện được một xã hội nhân văn, đoàn kết, hệ thống chính quyền và người dân đồng lòng chống dịch.
Trong cuộc chiến chống Covid-19, báo chí là một trong 4 lực lượng tiên phong, các nhà báo tiếp tục thể hiện tinh thần dấn thân, cống hiến, ở đâu có hoạt động chống dịch, ở đó có báo chí. Những thước phim, tấm ảnh, những bài viết của các phóng viên đã tác động, lan tỏa mạnh mẽ trong dư luận xã hội.
Mặc dù cũng bị ảnh hưởng hết sức nặng nề bởi Covid-19 khi doanh thu giảm mạnh, nhưng báo chí vẫn vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Hiếm có chiến dịch truyền thông nào được triển khai với quy mô, tần suất sâu rộng như thời gian qua, với khối lượng tác phẩm đồ sộ, xuất hiện dày đặc. Sự vào cuộc tích cực của báo chí đã khiến người dân cảnh giác hơn, có trách nhiệm hơn, tạo sự đoàn kết, đồng thuận xã hội để chống dịch thành công.
Chính vì vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi khảo sát của Tổ chức YouGov cho thấy, Việt Nam dẫn đầu trong các quốc gia về niềm tin của người dân về thông tin trên báo chí.
Báo chí hiện nay không còn là kênh truyền thông độc tôn như trước đây, thậm chí có lúc còn bị mạng xã hội lấn lướt. Thế nhưng, dịch bệnh xảy ra, độc giả lại đặt niềm tin vào báo chí. Trong khi đó, mạng xã hội - với đặc tính nhanh và dễ lan truyền, lại cho thấy mặt trái về tin giả. Theo ông, điều này đặt ra bài học gì cho báo chí?
Dịch bệnh xảy ra, hiện tượng tin giả cũng bùng nổ trên mạng xã hội. Khi đó, báo chí - cùng với việc đưa ra các thông tin chính xác, trung thực - còn mang thêm sứ mệnh chống tin giả trên mạng xã hội. Sự áp đảo của báo chí với mạng xã hội trong cuộc chiến chống dịch vừa qua là rất rõ ràng.
Điều này cho thấy, muốn chiếm được niềm tin của độc giả, báo chí phải khẳng định được những giá trị cốt lõi của mình: đó là tính cách mạng của báo chí. Một khi thông tin được truyền tải khách quan, công tâm, có tính chiến đấu, tính trách nhiệm và tinh thần nhân văn, chống lại tin xấu độc, hướng tới giá trị tốt đẹp, báo chí sẽ giành lại độc giả, giành được niềm tin của xã hội.
Nhà báo Hồ Quang Lợi. |
Gánh nặng cơm áo đè nặng cơ quan báo chí
Làm rất tốt nhiệm vụ chính trị, song bản thân báo chí lại đang rơi vào tình cảnh hết sức khó khăn. Trước khi Covid-19 xảy ra, sự phát triển bùng nổ của công nghệ, mạng xã hội đã khiến báo chí lao đao. Dịch bệnh xảy ra là đòn giáng kép, khiến doanh thu nhiều tờ báo sụt giảm mạnh, có báo giảm tới 90%. Có người nói rằng, báo chí chưa bao giờ khó khăn như hiện nay?
Mỗi giai đoạn báo chí đều có khó khăn riêng. Trước đây, làm báo rất gian nan, khổ sở, thiếu thốn về phương tiện. Đặc biệt, ở thời chiến, hoạt động báo chí lại càng khắc nghiệt. Phóng viên ra trận như một người chiến sĩ, phải đối mặt với gian lao, hiểm nguy, đã có gần 500 nhà báo hy sinh trong chiến tranh.
Thế nhưng, thời bình có cái khó của thời bình. Khó khăn của báo chí ngày nay là khó khăn mang tính thời đại. Trong điều kiện công nghệ phát triển, báo chí có nhiều cơ hội để phát triển, song thách thức cũng rất lớn. Trong thời đại truyền thông kỹ thuật số, bất kỳ ai cũng có thể làm báo, đưa tin…, thì báo chí cũng bị đặt dấu hỏi về vai trò của mình.
Về kinh tếbáo chí, thách thức còn lớn hơn nhiều. Trước khi dịch bệnh xảy ra, báo chí đã gặp rất nhiều khó khăn, nhất là những tờ báo phải tự chủ về tài chính. Covid-19 xảy ra, có tờ báo giảm doanh số đến 70-80%, không đủ bù đắp chi phí in ấn, lượng độc giả đọc báo điện tử tăng lên, nhưng doanh thu không tăng, thậm chí còn giảm...
Thế nhưng, dù khó khăn đến mức nào, trách nhiệm của báo chí không vì thế mà suy giảm. Thậm chí, vai trò, trách nhiệm của chúng ta phải lớn hơn. Báo chí phải trụ vững trên 2 yếu tố: vừa đảm đương nhiệm vụ chính trị, xã hội, vừa phải đứng vững được về tài chính.
Một bài viết trên Tạp chí Harvard Business Review số đặc biệt gần đây có tựa đề đáng chú ý: “Thất bại thị trường của báo chí là khủng hoảng của nền dân chủ”. Thực tế, ở Việt Nam, sự “thất bại thị trường” này đã bắt đầu xuất hiện khi nhiều tờ báo, trước áp lực kinh tế, đã chạy theo xu hướng thương mại hóa mà bỏ qua tôn chỉ, mục đích, trách nhiệm của mình. Điều này có đáng lo?
Hiện tượng thương mại hóa báo chí ở Việt Nam là có, ở một số tờ báo, mức độ này khá nặng: không làm đúng tôn chỉ, mục đích của mình, câu like, câu view, có những nhà báo hoạt động không chính trực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, đôi khi dùng nghề để vụ lợi. Hiện tượng phóng viên “đếm tầng” hay “sáng đăng, trưa gặp, chiều gỡ”, gặp doanh nghiệpđể gây sức ép… cũng xuất hiện.
Chính những phóng viên, những tờ báo như vậy đã khiến người dân, doanh nghiệp “ngại” báo chí. Bản thân các tờ báo chạy theo lợi nhuận, không tuân theo tôn chỉ, mục đích này cũng sẽ tự làm mất đi niềm tin của độc giả, tự cắt đứt mạch sống của mình. Tất nhiên, những người làm báo, những cơ quan báo chí như vậy không nhiều, song gây tác hại vô cùng nghiêm trọng, làm hại thanh danh của những người làm báo chân chính.
Chính vì vậy, báo chí ngày càng phải siết chặt đội ngũ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp. Ngay trong giới báo chí cũng phải đấu tranh để loại bỏ cách làm báo như vậy. Đây cũng chính là cách chúng ta bảo vệ uy tín nghề nghiệp, thanh danh của người làm báo đích thực và cao hơn nữa là giữ vững vai trò của báo chí với xã hội.
Rõ ràng, một nền báo chí vì lợi nhuận là một nền báo chí thất bại, nhưng báo chí cũng sẽ rơi vào khủng hoảng nếu không giải được bài toán kinh tế. Vậy để vừa giữ được đạo đức nghề nghiệp, làm tròn nhiệm vụ chính trị, nhưng vẫn đảm bảo được bài toàn kinh tế, các cơ quan báo chí cần phải làm gì?
Có hai vấn đề mà báo chí đang phải đối mặt là tác nghiệp thế nào trong thời đại kỹ thuật số và giải quyết bài toán kinh tế ra sao. Đây là bài toán nan giải với các cơ quan báo chí hiện nay. Nhưng tôi không có cái nhìn tiêu cực. Trong khó khăn, vẫn nhìn thấy một con đường.
Lối thoát cho báo chí hiện nay, tôi thấy, không có con đường nào khác ngoài không ngừng nâng cao chất lượng các ấn phẩm, sản phẩm báo chí phù hợp với thời đại truyền thông kỹ thuật số.
Trên thực tế, báo chí đang có sự chuyển mình, một cuộc chuyển mình trên quy mô lớn, sâu sắc về cách thức và phương thức làm báo. Cả 4 loại hình báo chí đều có những bước tiến đáng kể theo xu hướng chuyên nghiệp và hiện đại hơn. Sản phẩm báo chí của chúng ta đã đa dạng, linh hoạt, hiệu năng hơn rất nhiều. Về công nghệ, báo chí đang tiếp cận và đang từng bước làm chủ.
Các cơ quan báo chí đang thực hiện theo hướng hội tụ, đa phương tiện. Các nhà báo ngày càng sử dụng thành thạo các công nghệ, thiết bị truyền thông, tận dụng công nghệ để phục vụ nghề nghiệp. Từng bước làm mới mình và làm chủ công nghệ, báo chí sẽ vượt qua khó khăn, cải thiện dần doanh thu.
Còn về kinh tế, câu chuyện phức tạp hơn rất nhiều và đôi khi, chỉ riêng báo chí không thể giải quyết được. Cơ quan báo chí không phải là những doanh nghiệp đơn thuần, mà rất đặc thù, trên hết là trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Lợi nhuận lớn nhất của báo chí đôi khi không thể tính bằng tiền, mà là sức mạnh, hiệu quả thông tin đưa ra xã hội.
Chính vì vậy, chính sách đối với báo chí cũng phải đặc thù, Nhà nước phải xây dựng cơ chế, hành lang pháp lý phù hợp, cần thiết cho báo chí phát triển, như chính sách đặt hàng, hay xây dựng cơ chế chia sẻ doanh thu...
Cơ chế chia sẻ doanh thu như ông nói, cụ thể là gì?
Báo chí là nơi sản xuất và có bản quyền về sản phẩm báo chí của mình, nhưng các tác phẩm báo chí đó được các nhà mạng, các nền tảng xuyên biên giới sử dụng mà không hề trả phí. Điều này không công bằng với báo chí, đòi hỏi cần phải quy định yêu cầu nhà mạng có chính sách chia sẻ nguồn thu với các cơ quan báo chí. Trong thời đại hiện nay, kinh tế báo chí cần phải được mở rộng, không thể mãi phụ thuộc vào nguồn thu từ quảng cáo hay phát hành.
Đương nhiên, như tôi đã nói, dù có làm biện pháp gì đi nữa mà báo chí không cải tiến, không nâng cao chất lượng thì khó có thể tồn tại.
Công nghệ, mạng xã hội không phải là kẻ thù
Mới đây, gã khổng lồ công nghệ Microsoft thông báo sa thải hàng chục phóng viên và biên tập và thay thế bằng trí tuệ nhân tạo (AI). Ở Việt Nam, viễn cảnh này chưa thể sớm xảy ra, song bản thân các nhà báo đang chịu áp lực cạnh tranh gay gắt. Theo ông, các nhà báo phải thay đổi như thế nào?
Hiện nay, người ta hay nói đến vấn đề công nghệ, song tôi cho rằng, điều quan trọng nhất với nhà báo, ngoài việc sử dụng công nghệ thành thạo, là phải tinh thông nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị vững vàng và đặc biệt phải có đạo đức nghề nghiệp trong sáng. Phải mất thêm một thời gian dài nữa Việt Nam mới có thể sử dụng AI trong sáng tạo tác phẩm báo chí, dù xu hướng là khó tránh.
Đang có trào lưu chạy đua giữa các tờ báo để giành lấy vị thế số một trong việc đưa tin. Song tôi nghĩ, trong thời đại truyền thông kỹ thuật số và sự lên ngôi của mạng xã hội, việc chạy đua dẫn đầu về tốc độ không còn là quan trọng nhất nữa, mà độ tin cậy, tính thuyết phục của thông tin mới là số 1. Đây chính là yếu tố mà báo chí vượt trội mạng xã hội với tính chuẩn mực, trách nhiệm và đạo đức làm nghề của người làm báo.
Nhiều tờ báo đã bắt đầu quan tâm bồi dưỡng, xây dựng những cây bút có chiều sâu, có khả năng phân tích. Công thức 5Wh không còn là yêu cầu hàng đầu với một tin, bài chất lượng nữa, mà những câu hỏi: vì sao, như thế nào, cần phải làm gì sẽ là những vấn đề báo chí cần tập trung làm rõ. Điều này đòi hỏi khả năng thẩm định, phân tích, đánh giá, nhận định của những người làm báo. Muốn làm được điều đó, các nhà báo phải có kiến thức, có tâm huyết và tôi nhắc lại lần nữa, phải có đạo đức nghề báo.
Trong bối cảnh mạng xã hội phát triển bùng nổ như hiện nay, báo chí nên ứng xử với mạng xã hội ra sao?
Ta không nên đối lập mạng xã hội và báo chí. Mạng xã hội là môi trường để báo chí phát triển, vấn đề là ta tương tác với mạng xã hội ra sao. Báo chí hoàn toàn có thể sử dụng những yếu tố tích cực của mạng xã hội để phát triển.
Hiện nay, chưa đủ chế tài cần thiết để xử lý hiện tượng đưa tin giả, tin xấu độc lên mạng xã hội. Tuy nhiên, sự hỗn tạp đó là cơ hội để báo chí có thể phát huy được vai trò của mình.
Nói cách khác, trong nguy luôn có cơ. Sẽ là nguy nếu như báo chí theo đuôi mạng xã hội. Thế nhưng, nếu trả lời được những câu hỏi của mạng xã hội nêu lên, chống được tin giả trên mạng xã hội, báo chí lại càng khẳng định được vai trò của mình, lấy được niềm tin của người dân.
Rõ ràng, khó khăn trước mắt là rất gay gắt, song báo chí không được tự đánh mất mình. Tôi rất thông cảm và chia sẻ với khó khăn của báo chí hiện nay và mong rằng, với khát vọng, niềm tin và sự say mê nghề nghiệp, báo chí sẽ đủ sức mạnh vượt qua khó khăn, thách thức, góp phần bồi đắp niềm khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng, văn minh.