【kêt quả bong đa】Giải pháp cho sản xuất sau hạn hán và xâm mặn

Báo Cà MauTrước ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán, xâm nhập mặn đến cây trồng và vật nuôi, để vụ mùa năm 2016 đạt hiệu quả cao thì những giải pháp xử lý rửa mặn trên đất lúa - tôm, tuân thủ lịch thời vụ và các loại giống lúa cho sản xuất khi mùa mưa đến là những vấn đề quan trọng mà người dân trong tỉnh cần nắm để chủ động hơn trong vụ mùa.

Trước ảnh hưởng trực tiếp của hạn hán, xâm nhập mặn đến cây trồng và vật nuôi, để vụ mùa năm 2016 đạt hiệu quả cao thì những giải pháp xử lý rửa mặn trên đất lúa - tôm, tuân thủ lịch thời vụ và các loại giống lúa cho sản xuất khi mùa mưa đến là những vấn đề quan trọng mà người dân trong tỉnh cần nắm để chủ động hơn trong vụ mùa.

Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Cà Mau Nguyễn Trần Thức cho biết, theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Trung ương thì hiện tượng nắng nóng sẽ kéo dài, đến tháng 6 mới có mưa trở lại. Nếu kịch bản này xảy ra sẽ ảnh hưởng toàn diện đến kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh.

Nông dân ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời đốt bỏ ruộng lúa bị thất trắng do hạn hán, xâm mặn.

Theo đó, lượng mưa ít, nắng nóng kéo dài dẫn đến khó cải tạo đất, kéo theo các trà lúa trễ vụ so với hằng năm; khó cho việc rửa mặn đất trên vuông tôm, giảm diện tích sản xuất lúa trên đất nuôi tôm, giảm năng suất tôm nuôi và thu nhập của người dân cũng sẽ giảm đi. Nhiều diện tích rừng bị khô nước, nhất là diện tích rừng giao khoán cho người dân.

Trong lĩnh vực thuỷ sản, nắng nóng cộng với triều cường sẽ dẫn đến độ mặn tăng cao, nhất là những vùng nội địa, vượt khả năng thích nghi của các loài thuỷ sản. Chi phí cho vụ nuôi sẽ tăng cao, nhưng năng suất thấp. Trong lĩnh vực chăn nuôi, sức đề kháng của vật nuôi sẽ giảm, dễ phát sinh và lây lan dịch bệnh.

Hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tầng nước ngầm, dẫn đến chất lượng nước ngầm giảm thấp. Nhất là ở các xã ven biển thuộc huyện U Minh và Trần Văn Thời. Ngoài ra, triều cường, độ mặn tăng cao sẽ ảnh hưởng đến các công trình thuỷ lợi ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ sản xuất, gây thiệt hại sản xuất, kinh doanh của người dân, nhất là những hộ ven biển…

Theo ông Nguyễn Trần Thức, để chuẩn bị cho vụ mùa năm 2016, ngành chức năng cũng như người dân cần thực hiện 2 giải pháp cơ bản trước mắt. Về giải pháp phi công trình: Tiếp tục theo dõi dự báo thời tiết, cảnh báo thiên tai. Chính quyền địa phương và người dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, từ đó chủ động ứng phó với thiên tai.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền ảnh hưởng của El Nino. Điều chỉnh lại quy hoạch sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi để thích ứng với mùa vụ. Bố trí lịch thời vụ phù hợp cho cây trồng và vật nuôi. Khuyến cáo người dân sản xuất giống lúa vừa có năng suất, chất lượng theo nhu cầu của thị trường, cả lúa cao sản và lúa - tôm.

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, các mô hình sản xuất lúa thích ứng với biến đổi khí hậu như IPM, mô hình nấm xanh trên cây lúa, cánh đồng lớn…, các biện pháp bón phân cho cây, chống sâu bệnh…

Phải tổ chức lại sản xuất, thực hiện công tác liên kết nông dân với các công ty, doanh nghiệp để nâng cao giá trị nông sản của nông dân. Hỗ trợ kịp thời những chính sách về vốn cho nông dân bị thiệt hại vừa qua, nhất là chính sách ưu tiên cho trồng trọt. Về hệ thống nước ngầm, cần có sự điều tra, đánh giá lại trữ lượng nước ngầm để khuyến cáo người dân sử dụng nguồn nước tiết kiệm. Xử lý những giếng nước bỏ hoang gây ô nhiễm…

Về giải pháp công trình: Cần kiểm tra, khảo sát lại hệ thống cống để có kế hoạch duy tu, sửa chữa. Đồng thời, đẩy mạnh các dự án công trình mới để chủ động được việc điều tiết nước, ngăn mặn, giữ ngọt; bảo đảm độ sâu kinh mương, dòng chảy thông thoáng./.

Bài và ảnh: Hoàng Diệu

La liga
上一篇:Nhận định, soi kèo U19 Bình Phước vs U19 Khánh Hòa, 14h30 ngày 7/1: Tiếp tục chiến thắng
下一篇:Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người