您的当前位置:首页 > La liga > 【ca kia .tv】RCEP sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới cho thương mại khu vực và quốc tế 正文

【ca kia .tv】RCEP sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới cho thương mại khu vực và quốc tế

时间:2025-01-09 23:35:08 来源:网络整理 编辑:La liga

核心提示

Ngày 4/11 vừa qua, tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 diễn ra tại Bangkok, Thủ tướng Chính phủ Ng ca kia .tv

Ngày 4/11 vừa qua,ẽmanglạicụcdiệnmớikếtcấumớichothươngmạikhuvựcvàquốctếca kia .tv tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 35 diễn ra tại Bangkok, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chính thức nhận chiếc búa Chủ tịch ASEAN từ Thủ tướng Vương quốc Thái Lan, với sự hân hoan và chia sẻ của các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN, cũng như các đại biểu, đối tác của ASEAN tham dự Hội nghị. Đây là niềm tự hào, đồng thời cũng là trọng trách rất lớn của toàn Đảng, Chính phủ, các cấp, bộ ngành và nhân dân.

rcep se mang lai cuc dien moi ket cau moi cho thuong mai khu vuc va quoc te
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Việt Nam lựa chọn chủ đề và nhận được sự đồng thuận, thống nhất cao của các nước, đó là “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng”, đã phản ánh đúng nhu cầu của Việt Nam và của các nước thành viên trong ASEAN, nhất là trong bối cảnh cục diện thế giới và khu vực đang thay đổi nhanh chóng. Bản thân nội hàm ASEAN cũng đã bộc lộ những tồn tại, bất cập trong cơ chế cũng như khuôn khổ hợp tác và cần phải tiếp tục điều chỉnh, để đảm bảo ASEAN vẫn là khu vực kinh tế năng động, một tổ chức có sức sống theo hướng tiến bộ và gắn kết chặt chẽ.

“Với 2 nội hàm này của chủ đề Năm Chủ tịch ASEAN, Việt Nam ưu tiên kế thừa những định hướng trong những giai đoạn phát triển trước của ASEAN mà vẫn phản ánh được đầy đủ xu thế phát triển chung của khu vực và thế giới nhưng đồng thời phản ánh được nhu cầu nội khối và các đối tác” – Bộ trưởng nói.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới đang có những diễn biến rất nhanh chóng và phức tạp, đòi hỏi một khả năng thích ứng rất nhanh của ASEAN. Bên cạnh đó, còn là những nền tảng liên quan đến công nghệ như cách mạng công nghệ 4.0, kinh tế số, hay những vấn đề trong TMĐT, các chuỗi giá trị trong các lĩnh vực công nghiệp hay các nhóm ngành hàng có tính đặc thù của khu vực ASEAN và Đông Nam Á cũng có diễn biến gây chia rẽ, tạo ra các rào cản gây chia rẽ trong hệ thống thương mại, đó là chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chủ nghĩa thương mại đơn phương… đang đặt ra nguy cơ và thách thức rất lớn cho hệ thống thương mại đa phương dựa trên luật lệ như WTO, hay AFTA…

Trong bối cảnh đó thì khả năng thích ứng như thế nào, để ASEAN phồn vinh và phát triển, nhất là những xung đột đang có xu hướng ngày càng gay gắt, giữa các cường quốc kinh tế trên thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến thương mại mậu dịch mà nó còn đặt ra cả những nguyên tắc liên quan đến sự tồn tại của các tổ chức thương mại đa phương?

Theo Bộ trưởng, tất cả những điều đó đòi hỏi vai trò của Chủ tịch ASEAN, đủ sức nắm bắt và đồng thời có vai trò điều hành trên cương vị của mình, cùng với các nước ASEAN khẳng định lại một lần nữa ở cục diện mới, sự kết nối, liên kết để đảm bảo khả năng chống chọi với môi trường mới, tiếp tục tạo ra sức sống mới cho ASEAN cũng như cho các khung khổ hợp tác của ASEAN với các nước đối tác.

Hiện ASEAN có 6 Hiệp định Thương mại tự do với các đối tác, đây là những khuôn khổ hợp tác rất lớn, có thể tác động rất mạnh mẽ vào cấu trúc của thương mại toàn cầu. “Với Hiệp định RCEP mà Việt Nam, ASEAN cùng với các nước đối tác dự kiến sẽ ký kết tại Việt Nam vào năm 2020, chắc chắn cũng sẽ mang lại cục diện mới, kết cấu mới của thương mại khu vực và quốc tế. Và cũng bởi khu vực RCEP hiện chiếm tới hơn 40% tổng GDP của thế giới, do vậy chắc chắn sẽ có tác động rất mạnh mẽ đến toàn cầu hóa, thương mại tự do, tự do hóa thương mại và đồng thời RCEP cũng sẽ ngăn chặn chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch một cách có hiệu quả” – Bộ trưởng khẳng định.

rcep se mang lai cuc dien moi ket cau moi cho thuong mai khu vuc va quoc te
Bộ trưởng trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Công Thương về ưu tiên hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN

Từ những nền tảng, mục tiêu và trong bối cảnh như vậy thì việc Việt Nam lựa chọn được những ưu tiên, vừa là để phục vụ cho mục tiêu chung của ASEAN, đóng góp chung cho thế giới nhưng đồng thời không xa rời tôn chỉ mục đích của ASEAN và khối AFTA, là điều mà Việt Nam đã làm rất tích cực trong thời gian vừa qua.

“Vì vậy, những sáng kiến ưu tiên của VN, với tư cách là Chủ tịch ASEAN, sẽ có khoảng 16-17 sáng kiến được thực hiện trong năm 2020, trải rộng ra và bao trùm lên các lĩnh vực: kinh tế, thương mại, đầu tư, công nghệ, kể cả việc hoàn thiện về thể chế, hệ thống hạ tầng, hạ tầng phần cứng, hạ tầng mềm cũng như sự liên kết nội khối trong ASEAN… sẽ là những nội dung ưu tiên của Việt Nam cùng các nước ASEAN ưu tiên tổ chức thực hiện trong năm 2020” – Bộ trưởng thông tin.