您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【thống kê trực tiếp bóng đá】Mối nguy tiềm ẩn từ đồ ăn vặt gắn mác nội địa Trung Quốc

Cúp C16615人已围观

简介Trong những năm gần đây, thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của c&aacu ...

Trong những năm gần đây,ốinguytiềmẩntừđồănvặtgắnmácnộiđịaTrungQuốthống kê trực tiếp bóng đá thị trường Việt Nam đã chứng kiến sự bùng nổ của các mặt hàng đồ ăn vặt mang nhãn "hàng nội địa Trung Quốc". Với sức hấp dẫn từ mẫu mã bắt mắt, giá thành thấp, và quảng cáo rầm rộ trên các nền tảng mạng xã hội, những sản phẩm này đang trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, đằng sau sự phổ biến đó là những vấn đề đáng lo ngại về chất lượng, nguồn gốc và sức khỏe người tiêu dùng.

Với từ khóa “đồ ăn vặt Trung Quốc”, trang tìm kiếm Google đưa ra khoảng 16.400.000 kết quả trong 0,45 giây. Trong đó, nổi bật là các sàn thương mại điện tử như Lazada, Shoppe,… đang bày bán công khai các sản phẩm có liên quan.

Không khó để tìm mua những loại đồ ăn vặt gắn mác nội địa Trung trên các chợ mạng

Tuy không được bày bán nhiều tại các cửa hàng, siêu thị, mà chỉ được buôn bán khá nhiều trên các trang thương mại điện tử, nhưng hầu hết đa phần các sản phẩm này đều không thực hiện các quy định về kinh doanh như tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, niêm yết giá,… Các sản phẩm hoàn toàn là “3 không”, thậm chí là nhiều không do người mua không thể nắm bắt được các thông tin cơ bản như thành phần, hướng dẫn sử dụng, hạn sử dụng, nhà sản xuất,…

Theo PGS, TS Bùi Thị Nhung, Chủ nhiệm khoa Dinh dưỡng học đường và ngành nghề, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi đánh giá về tính an toàn, dinh dưỡng những sản phẩm thức ăn nhập khẩu phải có bao bì, nhãn phụ, hóa đơn xuất nhập khẩu,… Dù là hàng nhập khẩu cũng cần phải có thông tin và nguồn gốc rõ ràng, nhất là ngày sản xuất và hạn sử dụng phải thể hiện rõ cho người tiêu dùng biết. "Ngoài ra, những sản phẩm này không đáng tin cậy. Nếu như sản phẩm có quy cách sẽ có thời hạn rõ ràng và bắt buộc phải có tem phụ. Khi đã mua những sản phẩm như thế này mà không được kiểm soát, không đảm bảo được công ty cung ứng từ nước ngoài có đảm bảo tiêu chí không, không tem mác phụ nên có thể thấy nó không an toàn cho người sử dụng”, PGS, TS Bùi Thị Nhung cho biết.

Bên cạnh đó, PGS, TS Bùi Thị Nhung cũng bày tỏ lo ngại về tình trạng các sản phẩm đồ ăn vặt đang được bán tràn lan trên các nền tảng internet. Bà Nhung cho rằng, hiện nay, không có ngành chức năng nào kiểm soát được hoạt động này, qua đó, sức khỏe người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một sản phẩm không có một quy trình chuẩn thì có thể là chất phụ gia không an toàn, hoặc thực phẩm không có nguồn gốc, không tươi sạch. Tuy nhiên, sản phẩm lại được tẩm ướp những vị mà giới trẻ rất thích, không đảm bảo cho sức khỏe, tác động lâu dài đến sức khỏe”, bà Nhung nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách Khoa Hà Nội cho biết, theo quy định pháp luật về bao bì ở Việt Nam, sản phẩm phải có nhãn ghi bằng tiếng Việt để cho người tiêu dùng nắm bắt rõ thông tin sản phẩm trước khi mua.

“Sản phẩm không đạt yêu cầu này thì dù có là thực phẩm an toàn, hàng chính gốc cũng là sản phẩm không đáp ứng quy định, khi đó cơ quan chức năng sẽ có quyền tịch thu hàng hoá”, ông Thịnh cho biết. 

Bảo Linh (t/h)

Tags:

相关文章