游客发表

【cá cược bóng đá ý】Tết Việt yêu thương

发帖时间:2025-01-11 05:01:37

“Sứ giả” báo hiệu mùa xuân

Có lẽ không ở đâu ngày tết lại đông vui,ếtViệtyecircuthươcá cược bóng đá ý nô nức như ở Việt Nam. Tết khoác lên mình chiếc áo mới với vô vàn sản vật: bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành… Tết thật sự chộn rộn khi dì Chín thu hoạch lứa bình tinh mài bột chuẩn bị làm bánh thuẩn; má Tư rào chặt mấy luống gừng tươi, đề phòng đàn gà, vịt phá phách đặng có nguyên liệu làm mứt; vợ chồng chị Hà tất bật chuẩn bị củi lửa, thăm nom mấy bụi chuối tơ giữ lá cho đẹp đặng gói bánh tét… Và khi từng bảng hiệu nguệch ngoạc của các mẹ, các dì, các chị xuất hiện mộc mạc: Bánh thuẩn dì Chín, mứt gừng má Tư, bánh tét mụ Hà trưng vội đầu ngõ thì tết đã ngập tràn. 

Chị Nguyễn Thị Thu Hà ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài được người dân Huế trên đất Bình Phước gọi bằng nick name dễ thương “mụ Hà bánh tét”. Mấy chục năm làm bánh mứt phục vụ tết, chị Hà chưa bao giờ gắn biển hiệu, vậy mà biệt danh “mụ Hà bánh tét” của chị lại trở nên quen thuộc mỗi dịp tết đến, xuân về. Tha hương lập nghiệp trên đất Bình Phước, chị Hà hiểu rõ hơn bất kỳ ai cái tình quê hương, nguồn cội qua các món ăn truyền thống. Chính vì thế, chị làm đủ loại bánh Huế như: bánh ít, bánh phu thê, bánh gói, bánh chưng và nhiều đặc sản khác như: tôm chua, dưa món, củ kiệu, dưa hành… Tết đến, xuân về, nhà chị Hà - anh Tứ rộn ràng đỏ lửa để phục vụ tới tận 30 tết. Cả gia đình miệng nói, tay làm, bảo ban nhau cách gói bánh sao cho đẹp, buộc lạt sao cho chắc chắn. Hình ảnh vợ chồng chị Hà và các con luôn tay, luôn chân bên nồi bánh tét, bánh chưng nghi ngút khói, xung quanh bề bộn gạo nếp, đậu xanh, thịt mỡ, lá chuối, lá dong bỗng hiện lên đẹp lạ lùng. “Người miền Trung, nhà mô cũng phải có cặp bánh tét trên bàn thờ để dâng lên tổ tiên trong ngày tết. Tui gói không cầu kỳ, biến tấu chi cả: bánh phải được gói bằng lá chuối với nhân gạo nếp, đậu xanh và thịt ba chỉ heo, gia vị tiêu, hành cho ngon, thơm, gói cho thiệt chặt, rứa thôi mà bán không kịp. Bà con đồng hương ăn quen vị, cứ tới tết thì lại mua vậy thôi. “Hữu xạ tự nhiên hương, rứa đó, chứ tui không có biển hiệu chi hết!” - chị Hà tâm sự.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Thu Hà và các con quây quần làm bánh tét phục vụ khách hàng dịp tết Nguyên đán Nhâm Dần

Đơn sơ, thô mộc vậy mà thắm tình làng nghĩa xóm! Khách hàng của chị Hà đa phần là những người đồng hương luôn ưu ái đặt hàng. Cũng có rất nhiều người dân rặt Nam Bộ hào hứng lại mua: “Ăn ủng hộ ảnh chỉ, tội nghiệp, cứ đến tết là lui cui với mứt, dưa món, bánh tét, bánh chưng sạch lành thơm thảo, không thêm phụ gia, không chất bảo quản. Tui khoái bánh của chị Hà có nhiêu thôi” - chị Thương, người dân TP. Đồng Xoài chính hiệu bày tỏ.  

Quả đúng như vậy, thương hiệu “bánh tét mụ Hà” của chị không có bất kỳ chút khoa trương, cũng không mang tính quảng cáo, chỉ đơn giản là thông tin cho mọi người biết: Nhà tui nè, món ngon ngày tết nhà làm; ai ăn dặn trước, không là hết hàng! Cứ như thế, biển hiệu như của chị Hà chỉ xuất hiện một lần trong năm lại hệt như những “sứ giả” báo hiệu mùa xuân. 

Những nghề chỉ có trong dịp tết

Bức tranh bốn mùa trong năm, mỗi mùa lại đem đến cho đất trời một sắc màu riêng biệt nhưng xuân luôn là mùa đẹp nhất, rộn ràng nhất. Đây cũng là mùa mà biết bao gia đình trông đợi, bởi đôi khi thu nhập cả năm chỉ chờ vào mấy ngày tết. Một vòng quanh các cơ sở trồng hoa kiểng ở Bình Phước trong dịp tết về, dễ dàng bắt gặp một loại biển hiệu khác cũng rất đặc trưng, đó là “cho thuê mai”.

Tết cổ truyền của người dân phương Nam nhất thiết phải có một cành mai, người ta chưng mai với ước vọng năm mới tài lộc đủ đầy, gia đạo bình an, hưng thịnh. Những cánh mai vàng nở rộ trong tiết xuân còn là biểu tượng cho sum vầy, đoàn viên và thân ái. Người dân Nam Bộ không phân biệt sang hèn, tết về phải có cây mai ưng ý. Nhưng để sở hữu một cây mai vàng, có dáng, có thế, có hoa khai nở đúng vào dịp tết là điều không dễ dàng. Chính vì thế, dịch vụ “cho thuê mai” xuất hiện. 

“Do bản thân thích sưu tầm các gốc mai đẹp nên mình mới đi tìm và chăm sóc mai. Sau này bạn bè thấy gốc mai của mình đẹp rồi liên hệ mượn để về chưng tết, từ đó mình bén duyên với nghề cho thuê mai đến giờ” - anh Nguyễn Văn Dũng, người cho thuê mai ở phường Tân Xuân, TP. Đồng Xoài tâm sự.

Để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, các vườn mai như của anh Dũng phải đáp ứng những dáng đẹp, độc, lạ. Hiện vườn mai của anh cho thuê các gốc mai từ bình dân đến cao cấp, trung bình giá cho thuê chừng 10 ngày tết chỉ vài triệu đồng nhưng có những cây mai cho thuê lên tới vài trăm triệu đồng, tùy vào mục đích, quy mô chưng mai của gia đình, công ty, cơ quan.

Theo anh Dũng: "Người dân ở thành phố không có nhiều thời gian, không gian để trồng và chăm sóc mai. Thực ra, việc này cũng đòi hỏi khá nhiều kỹ thuật để cây mai có số lượng nụ và hoa đạt yêu cầu nên nhu cầu thuê mai để chưng tết của các cơ quan, công ty, gia đình khá nhiều. Mấy năm nay, chúng tôi cũng “sống khỏe” với nghề, vẫn có tiền rủng rỉnh xài tết, lại không mất hẳn những “đứa con” mà mình đã dày công chăm sóc”.

Xu thế thuê mai ngày tết của người dân không chỉ giúp các chủ vườn mai "ăn nên làm ra", những người làm công việc như vận chuyển, trảy lá mai cũng có thể kiếm thêm hàng chục triệu đồng dịp tết. "Như mọi năm, vào khoảng trung tuần tháng chạp, tôi thuê cả chục lao động để trảy lá. Mình giúp họ, họ giúp mình. Sau khi khách hàng, các chủ nhà hàng, khách sạn, cơ quan, xí nghiệp... chốt đơn thì tôi tính ngày trảy lá cho vừa tầm. 100 gốc mai ghép của tôi năm nào cũng được hiện diện trong cơ quan, công sở, tự hào lắm!” - anh Vương Ngọc Chánh Tâm, chủ vườn mai cho thuê ở thôn 6, xã Long Tân, huyện Phú Riềng vui mừng nói.  

Khi nắng xuân tràn về ngoài ngõ, khi những đứa con đi xa an toàn về nhà, từng gia đình đã sẵn sàng bánh tét, bánh chưng, thềm nhà lại có hẳn một chậu mai chúm chím nụ vàng thì có thể tự hào khẳng định: Tết đến rồi! Giữa niềm vui hân hoan đó, những người như chị Hà, anh Dũng, chú Chánh Tâm cũng lấp lánh niềm vui, vì chính họ đã góp một nét chấm phá, giúp nhiều gia đình trọn vẹn ngày tết Việt yêu thương…

    热门排行

    友情链接