Sản xuất sữa tại Nhà máy Vinamilk. Ảnh: S.T Đẩy lùi sữa nhập khẩu?ữanộibứtphágiànhthịphầkết quả laliga 2023 Sự kiện đình đám trong ngành sữa vừa diễn ra gần đây là việc thương hiệu sữa TH True Milk khánh thành nhà máy sản xuất, chế biến sữa có công suất giai đoạn 1 là 200.000 tấn/năm. Được biết, đến năm 2017 nhà máy có quy mô hiện đại bậc nhất Đông Nam Á này sẽ nâng công suất toàn hệ thống lên 500.000 tấn/năm. Trước đó, “ông lớn” trong ngành sữa là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) cũng đã chính thức đưa vào vận hành nhà máy sữa bột trẻ em hiện đại nhất châu Á. Với tổng vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng (tương đương 100 triệu USD), nhà máy có công suất 54.000 tấn sữa bột/năm, đáp ứng nhu cầu sử dụng sữa đạt chuẩn quốc tế cho 700.000 trẻ em Việt Nam mỗi năm của Vinamilk có ý nghĩa lớn trong việc ổn định thị trường sữa bột trẻ em với mức giá cạnh tranh, đặc biệt trong bối cảnh sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% sản lượng tiêu thụ. Trong chiến lược kinh doanh sắp tới, Vinamilk sẽ tiếp tục khánh thành "siêu nhà máy" sữa nước hiện đại với công suất giai đoạn I là 1,2 triệu lít sữa/ngày, giai đoạn II nâng lên 2,4 triệu lít sữa/ngày (800 triệu lít sữa/năm), tương đương tổng công suất của 9 nhà máy hiện nay của Vinamilk. Hiện Vinamilk đang chiếm 75% thị phần sữa đặc có đường, 90% thị phần sữa chua, 50% thị phần sữa tươi và 30% thị phần sữa bột của Việt Nam. Vẫn đau đầu về nguyên liệu Với sự phát triển lớn mạnh của nhiều thương hiệu sữa nội, các chuyên gia cho rằng DN Việt Nam hoàn toàn có thể làm chủ cuộc chơi trên thị trường sữa. Tuy nhiên, để đến được cái đích này, thương hiệu sữa nội sẽ cần phải "cố gắng rất nhiều". Ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, mặc dù hiện nay Vinamilk đang tăng mạnh số lượng đàn bò, nhưng để đáp ứng nhu cầu thị trường, thương hiệu sữa lớn nhất nước này vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn sữa bột nguyên liệu làm sữa hoàn nguyên. Đáng chú ý, mặc dù Vinamilk hiện chiếm đến 50% thị phần sữa tươi của cả nước, nhưng lượng đàn bò hiện có của công ty này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, còn lại đều thu mua từ các hộ nông dân. Bà Mai Kiều Liên, Tổng giám đốc của Vinamilk cho biết, hiện Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa tươi của nông dân trên toàn quốc với 90 trạm lạnh phủ khắp cùng 5 trang trại bò sữa lớn nên đã giúp công ty luôn chủ động cho quá trình sản xuất. Từ nay đến năm 2017, Vinamilk sẽ tập trung vào đầu tư cho siêu trang trại tại Thanh Hóa có diện tích 2.600 ha, với khoảng 26.000 con bò sữa. Tập đoàn TH cũng cho biết sẽ với trên 30.000 con bò sữa hiện nay, dự kiến năm 2017 sẽ tăng lên 137.000 con, chiếm khoảng 50% tổng đàn bò trong cả nước. Như vậy, cuộc đua nguyên liệu giữa các hãng sữa nội sẽ trở nên nóng hơn. Với TH True Milk, mặc dù DN này đã giải quyết khá tốt chuyện "tự chủ" về nguyên liệu, nhưng vẫn còn không ít thách thức đặt ra với thương hiệu này. Là "lính mới" trên thị trường, mặc dù có độ phủ về thương hiệu và có mức tăng trưởng khá, nhưng với lượng đàn bò lên đến hàng chục nghìn con, cung cấp lượng lớn sữa khá lớn với 300.000 lít/ngày, trong khi TH chỉ tập trung vào các sản phẩm sữa tươi nên hãng này đã phải đối mặt với lượng sữa dư thừa và khó điều chỉnh sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Mới đây, TH True Milk cho biết sẽ đưa ra các loại sản phẩm sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua men sống và sắp tới tiếp tục sản xuất sữa tươi thanh trùng, kem, phômai, bơ để giúp giải quyết tận gốc bài toán về nguyên liệu. Với một thị trường sữa luôn đạt mức tăng trưởng ấn tượng, sự đầu tư và phát triển của các thương hiệu nội là xu hướng tất yếu. Theo các chuyên gia, việc đưa ra những chiến lược kinh doanh với các dòng sản phẩm mới, xây dựng thêm vùng nguyên liệu... hãng nội cũng sẽ giải quyết được bài toán nguyên liệu. Đây không chỉ là những bước đi có lợi cho DN, mà còn cho cả người tiêu dùng. Linh Sơn |