当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【tỷ số toluca】Sẽ thay đổi đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên

BP - Giáo dục có một vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh của đất nước. Tuy nhiên,ẽthayđổiđaacutenhgiaacutechuẩnnghềnghiệtỷ số toluca muốn giáo dục phát triển thì việc chuẩn nghề nghiệp giáo viên là đòi hỏi bức thiết. Đây là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên phổ thông về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ, tin học; năng lực xây dựng môi trường giáo dục dân chủ và năng lực phát triển quan hệ xã hội. Vì vậy, Bộ GD-ĐT đã xây dựng dự thảo Thông tư ban hành quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông, áp dụng đối với giáo viên đang giảng dạy tại các trường phổ thông.

Theo dự thảo thông tư này, hằng năm giáo viên phổ thông phải tự đánh giá độ đạt chuẩn theo 5 tiêu chuẩn với 15 tiêu chí. Sau đó, hội đồng của trường sẽ xét duyệt 3 năm một lần. Cụ thể, 15 tiêu chí đánh giá đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên như sau:

15 tiêu chí đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông

Tiêu chuẩn 1, về phẩm chất nghề nghiệp: Yêu thương, tôn trọng, thân thiện với học sinh; giữ gìn đạo đức, uy tín, lương tâm nhà giáo. Trong đó, tiêu chí 1 là mẫu mực với học sinh: Lối sống lành mạnh, văn minh, chuẩn mực, tác phong làm việc khoa học, nghiêm túc, ứng xử thân thiện với học sinh. Tiêu chí 2 là phẩm chất đạo đức nhà giáo: Lập trường, tư tưởng chính trị vững vàng, tâm huyết, trách nhiệm với nghề nghiệp, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.

Một tiết lên lớp của giáo viên lớp 3, điểm trường Bù Ka 2, Trường tiểu học Long Hà C, xã Long Hà (Phú Riềng), năm học 2016-2017 - Ảnh: B.L

Tiêu chuẩn 2, về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và ứng dụng công nghệ thông tin: Có kiến thức, kỹ năng về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo và yêu cầu dạy học, giáo dục. Tiêu chí 3 là năng lực chuyên môn: Vận dụng và phát triển trình độ  chuyên môn được đào tạo trong dạy học và giáo dục. Tiêu chí 4 là năng lực sử dụng ngoại ngữ: Sử dụng ngoại ngữ (hoặc tiếng dân tộc thiểu số đối với giáo viên công tác ở vùng dân tộc thiểu số) trong hoạt động chuyên môn và giáo dục. Tiêu chí 5 về năng lực ứng dụng công nghệ thông tin: Ứng dụng được công nghệ thông tin trong hoạt động chuyên môn và giáo dục.

Tiêu chuẩn 3, năng lực nghiệp vụ sư phạm: Có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu cầu của hoạt động dạy học và giáo dục. Tiêu chí 6 về năng lực lập kế hoạch, tổ chức quá trình dạy học và giáo dục: Vận dụng được các phương pháp và kỹ thuật trong việc lập kế hoạch, tổ chức dạy học và hoạt động giáo dục. Tiêu chí 7 về năng lực sáng tạo và dạy học hiệu quả: Thiết kế, áp dụng được các phương pháp, khai thác, phát triển học liệu, phương tiện dạy học hiệu quả, phù hợp đối tượng học sinh. Tiêu chí 8 về năng lực đánh giá học sinh: Thiết kế, sử dụng được các công cụ, phương pháp đánh giá học sinh đúng quy định, hỗ trợ học sinh tiến bộ trong quá trình học tập và rèn luyện. Tiêu chí 9 về năng lực tư vấn và hỗ trợ học sinh: Am hiểu học sinh, tư vấn, hướng dẫn, chăm sóc, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập và hướng nghiệp.

Tiêu chuẩn 4, năng lực xây dựng, thực hiện môi trường giáo dục dân chủ: Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của bản thân, xây dựng và phát triển môi trường dân chủ trong nhà trường. Tiêu chí 10 về năng lực thực hiện quy chế dân chủ: Thực hiện đúng vai trò được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra của giáo viên trong hoạt động của nhà trường. Tiêu chí 11 về năng lực phát huy quyền dân chủ của học sinh và đồng nghiệp: Tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo. Tiêu chí 12 về năng lực phát huy quyền dân chủ của cha mẹ học sinh và tổ chức, cá nhân có liên quan: Tạo dựng được môi trường dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác thân thiện với cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tiêu chuẩn 5, năng lực xây dựng các quan hệ xã hội: Sẵn sàng phục vụ, hợp tác và thân thiện với các bên liên quan trong và ngoài nhà trường. Tiêu chí 13 về năng lực xây dựng mối quan hệ với học sinh: Hợp tác, hỗ trợ học sinh phát triển, thúc đẩy hoạt động giáo dục và đào tạo.Tiêu chí 14, năng lực xây dựng mối quan hệ với đồng nghiệp, cấp trên: Xây dựng mối quan hệ hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp và cấp trên, tạo môi trường văn hóa trong trường học. Tiêu chí 15 về năng lực xây dựng mối quan hệ với cha mẹ học sinh, tổ chức, cá nhân có liên quan: Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với cha mẹ học sinh, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên

Ngoài các tiêu chí về một giáo viên phổ thông “chuẩn”, thông tư này còn đưa ra quy trình đánh giá, xếp loại. Theo đó, hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng kế hoạch đánh giá giáo viên theo chuẩn và thành lập hội đồng đánh giá. Số lượng thành viên hội đồng đánh giá từ 5 thành viên trở lên, đảm bảo các thành phần: Hiệu trưởng kiêm chủ tịch hội đồng; thành viên là tổ trưởng chuyên môn và một số giáo viên trong nhà trường am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có kinh nghiệm; nắm vững quy trình, nội dung, phương thức đánh giá.

Hội đồng đánh giá tổ chức đánh giá như sau: Lấy ý kiến của các bên liên quan: tự đánh giá, ý kiến khảo sát của đồng nghiệp, tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp; Tổng hợp kết quả tự đánh giá, kết quả đánh giá của đồng nghiệp, kiểm tra minh chứng để đánh giá mức đạt theo từng tiêu chí và mức đạt chung. Gửi kết quả đánh giá chung và đánh giá theo từng tiêu chí cho giáo viên. Hội đồng đánh giá trao đổi với giáo viên nếu có những điểm khác biệt. Kết quả cuối cùng sẽ do hiệu trưởng kiêm chủ tịch hội đồng đánh giá quyết định và dựa trên minh chứng. Hội đồng đánh giá báo cáo kết quả đạt chuẩn cho cơ quan quản lý cấp trên và công khai danh sách giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp.

So với những quy định hiện hành, các tiêu chí như trong dự thảo thông tư nêu trên, có nội dung mới được sửa đổi, bổ sung và được đông đảo thầy cô giáo cũng như dư luận xã hội đồng tình cao. Kỳ vọng rằng sau khi dự thảo thông tư này được chỉnh sửa và ban hành, sẽ tạo cú huých cho sự phát triển của ngành giáo dục.

T.Ngọc

分享到: