Chương trình chuyển đổi số quốc gia sẽ thay đổi toàn diện đất nước
Sáng 28/1,ấncủaChủtịchHồChíMinhlàkimchỉnamchochuyểnđổisốbingdanet trình bày tham luận với chủ đề "Chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới" tại Đại hội XIII của Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng cho biết năm 2020 là năm bản lề quan trọng, mở ra một giai đoạn phát triển mới của đất nước.
Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt với tầm nhìn 10 năm sẽ thay đổi toàn diện đất nước, đặt ra các mục tiêu: Việt Nam sẽ thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chính phủ điện tử, kinh tế số đóng góp 30% GDP; năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%; mọi người dân có cơ hội tiếp cận, trải nghiệm các dịch vụ thiết yếu thông minh, không ai bị bỏ lại phía sau.
Để đạt được mục tiêu đó, cần có quyết tâm và đột phá với cách làm mới, phù hợp với bối cảnh và thực tiễn. Nhấn mạnh "phát huy nội lực là cách làm của Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lúc sinh thời: "Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng độc lập".
Trong thời đại số, di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục trở thành kim chỉ nam xuyên suốt cho quá trình chuyển đổi số của Việt Nam: làm chủ hạ tầng số, làm chủ các nền tảng số từ đó làm chủ không gian mạng quốc gia dựa trên các sản phẩm "Make in Viet Nam", Bộ trưởng Bộ TT&TT khẳng định.
Về làm chủ hạ tầng số, Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ di động 5G, làm chủ hạ tầng điện đám mây (cloud) thông qua các nền tảng "Make in Viet Nam". Bên cạnh phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, việc làm chủ hạ tầng số, làm chủ dữ liệu của người Việt là nhiệm vụ chiến lược, cần được ưu tiên hàng đầu.
Về làm chủ các nền tảng số, phát triển nền tảng số là giải pháp đột phá để thúc đẩy chính phủ số, chuyển đổi số nhanh hơn, giảm chi phí, tăng hiệu quả. Ngành TT&TT định hướng phát triển hệ sinh thái các nền tảng số đáp ứng nhu cầu của người dân Việt Nam và từ đó đi ra thế giới. Mở rộng không gian mạng quốc gia thông qua mở rộng phạm vi hoạt động của các nền tảng số "Make in Viet Nam". Việt Nam cần nhiều hơn nữa các nền tảng số "Make in Viet Nam" có khả năng đi ra toàn cầu để chiếm lĩnh những không gian mới. Ngành TT&TT đặt mục tiêu phát triển doanh nghiệp (DN) công nghệ số, cứ 1.000 người dân/1 DN công nghệ số.Công nghệ số và báo chí truyền thông sẽ đưa đất nước bay cao
Cùng với đó, nếu coi chuyển đổi số là một vũ khí sắc bén để mở rộng không gian mạng quốc gia, thì an toàn, an ninh mạng sẽ là chiếc khiên vững chắc bảo vệ thành quả của chuyển đổi số.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, trong năm 2021, mỗi người dân sẽ có cơ hội sở hữu một danh tính số và được xác thực khi tham gia vào các dịch vụ trực tuyến để bảo đảm an toàn và nâng cao mức độ tin cậy của các dịch vụ. Phổ cập định danh và xác thực điện tử sẽ góp phần tạo ra một không gian mạng quốc gia an toàn, văn minh và rộng khắp.
Ngành TT&TT đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành cường quốc an toàn, an ninh mạng với trọng tâm là làm chủ hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam. Với năng lực làm chủ tới hơn 90% hệ sinh thái vào năm 2020, Việt Nam hoàn toàn có thể tự hào và tin tưởng rằng hệ sinh thái Make in Viet Nam sẽ đảm bảo sự thịnh vượng của Việt Nam trên không gian mạng và cùng với các nền tảng số Việt Nam vươn ra toàn cầu. Công nghiệp an toàn, an ninh mạng nội địa chiếm lĩnh thị trường trong nước, doanh số tăng trưởng 25-30%/năm.
Vấn đề thứ tư được lãnh đạo ngành TT&TT đề cập là làm chủ công nghệ sản xuất "Make in Viet Nam", hướng tới mục tiêu hình thành các DN công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Định hướng của ngành TT&TT trong giai đoạn tới là chuyển đổi từ gia công lắp ráp thành phát triển sản phẩm. Chương trình Make in Viet Nam, với trọng tâm là nghiên cứu sản xuất thiết bị 5G, IoT (Internet of Things), điện thoại thông minh, các nền tảng phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Các DN Việt Nam thay vì gia công, lắp ráp thì tập trung làm sản phẩm.
"Nếu có lộ trình và hướng đi đúng đắn, công nghệ "Make in Viet Nam" sẽ vươn tầm thế giới và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp lớn vào GDP quốc gia" - ông Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Bên cạnh đó, trong công cuộc chuyển đổi số, Bộ trưởng Bộ TT&TT cũng nhấn mạnh, báo chí và truyền thông đóng vai trò quan trọng. Sứ mệnh của báo chí, truyền thông là tăng cường công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc; chủ động, tích cực đấu tranh phản bác thông tin xấu độc, làm sạch không gian mạng; phản ánh trung thực dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội; đồng thời lan tỏa năng lượng tích cực, xây dựng niềm tin xã hội và tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng. Mỗi quốc gia muốn phát triển bứt phá vươn lên đều phải khơi dậy được sức mạnh tinh thần dân tộc đó.
"Ngành TT&TT tạo thành một đôi cánh: một cánh là công nghệ số, một cánh là báo chí và truyền thông. Đôi cánh này sẽ góp phần làm cho đất nước bay lên, bay cao và bay xa dựa trên sức mạnh nội lực về vật chất và tinh thần" - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu.Dương An - Đức Minh
顶: 876踩: 6
【bingdanet】Di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho chuyển đổi số
人参与 | 时间:2025-01-10 18:58:12
相关文章
- Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- Việt Nam và Australia tăng cường hợp tác về chuyển đổi số và kinh tế số
- Kỳ vọng hiện thực hóa tiềm năng ngành bôxit
- Diễn tập thực chiến an toàn thông tin trên 8 hệ thống đang vận hành
- Doanh thu của hãng Apple đã tăng 7%, lên mức 45,4 tỉ USD
- Bắc Kạn: Chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển kinh tế
- CEO IPPG gây ấn tượng tại Diễn đàn tri thức thế giới 2022
- Chuyển đối số giúp công viên chức nâng cao hiệu quả công việc
- Chỗ ngồi nào an toàn nhất trên máy bay?
- Thủ tướng Chính phủ đến thăm và làm việc với Công ty Metfone tại Campuchia
评论专区