您现在的位置是:World Cup >>正文

【nhận định trận manchester】Mang lại niềm vui cho nhau

World Cup88511人已围观

简介Thông cảm và sẻ chiaGiữa trưa nắng, chúng tôi ghé lại nhà ông Ái. Thời tiết khó chịu làm nhiều người ...

Thông cảm và sẻ chia

Giữa trưa nắng,ạiniềnhận định trận manchester chúng tôi ghé lại nhà ông Ái. Thời tiết khó chịu làm nhiều người có cảm giác buồn ngủ nhưng bà Mai Thị Quê vẫn cố gắng làm những việc lặt vặt trong nhà. Bên cạnh bà là người chồng cùng bỏ giấc ngủ trưa để phụ vợ.

Vợ chồng ông Ái phụ nhau chăm sóc mảnh vườn

Năm 1980, tình cờ trong chuyến vào thăm người thân ở Gia Lai, hai người gặp nhau và nảy sinh tình cảm. Một năm sau, họ quyết định “về cùng một nhà”. Hoàn cảnh  đôi bên không mấy khá giả nên dễ đồng cảm cho nhau. Họ dứt khoát: “Phải hòa thuận mới vươn lên và thống nhất quan điểm sống là phải yêu thương, sẻ chia và có trách nhiệm”.

Năm 1998, ông Ái được bầu làm trưởng thôn. Gánh vác thêm công việc xã hội, nhưng ông không bao giờ bỏ việc nhà. Ông tâm sự, phải biết hài hòa việc công, việc nhà. Sau những giờ phút “gần dân”, ông lại quây quần cùng gia đình, mọi việc lớn nhỏ trong nhà đều không ngần ngại. “Chuyện nấu cơm, rửa chén, heo gà tui đều làm. Làm để thấy công việc người phụ nữ vất vả cũng như để hiểu và thương vợ nhiều hơn. Điều mà tui đã nghe vợ là rất ít nhậu và bỏ luôn thuốc lá”, ông Ái trải lòng.

Sinh ra đứa con đầu lòng, tính gia trưởng của vị trưởng thôn Trọng Đức cũng dần biến mất. Ông Ái phân tích: “Tui có ba cái may mắn. Một là, làm trưởng thôn được tập huấn nhiều về bình đẳng giới; hai là gặp người vợ dễ thương, hiểu chồng. Ba là, đứa con đầu lòng ra đời giúp tui hiểu những khổ cực của phụ nữ mà thay đổi nhận thức. Khi có con, hình như người đàn ông biết thương vợ hơn”.

Như hiểu chồng và cha, những thành viên trong gia đình ông Ái ý thức được chuyện giữ nề nếp gia đình. Theo bà Quê, tình yêu thương chồng lớn lao đã giúp bà “nhường” thời gian của chồng cho xã hội. Bà bảo, mẹ con trong nhà hay dặn nhau, nếu sống không tốt, để mấy chuyện gây gỗ xảy ra trong nhà thì mất mặt chồng, cha, rồi ông đi vận động, tuyên truyền mọi người sẽ không nghe.

Hóa giải khúc mắc bằng nụ cười

Ông Ái nhấn mạnh, thực tế không có vợ chồng nào không xảy ra chuyện bất hòa, quan trọng là cách hóa giải những mâu thuẫn đó. Cách làm của người đàn ông này là dùng sự hài hước của mình để thay đổi không khí gia đình. Theo ông, không chỉ để giải quyết những hục hặc trong nhà mà ngay chuyện giáo dục con cái, hoặc chỉ ra cái sai của vợ, cách nói chuyện hài hước trong chuẩn mực cũng sẽ làm người nghe dễ tiếp thu và ít khó chịu.

Một buổi chiều ở cùng gia đình, điều chúng tôi ấn tượng là vai trò làm gương của những người lớn trong gia đình. Vợ làm việc thì chồng phụ, thấy cha mẹ bận thì con cái tự biết việc để làm; họ đợi nhau từng bữa cơm đủ thành viên mới ăn rồi đem trao đổi cùng nhau những câu chuyện đời một cách nhẹ nhàng, nhắc nhở nhau phải cố gắng.

Theo bà Quê, những mâu thuẫn giữa hai vợ chồng thì đừng nên để con biết mà đợi trước lúc ngủ hãy nhẹ nhàng chia sẻ cho nhau. Chính những câu chuyện bạo lực gia đình lúc chồng đi hòa giải rồi về kể khiến bà ý thức được bài học về cái đúng, cái sai để không phạm sai lầm.

Người hàng xóm Nguyễn Thị Huệ (50 tuổi) cho rằng: “Gia đình ông Ái luôn hòa thuận, gương mẫu. Bản thân ông Ái là một người hiểu biết và sống tình cảm nên từ trong nhà ra ngoài thôn ai cũng thích. Có lẽ, cũng vì rứa mà ông biết cách xây dựng gia đình”.

Ông Hồ Quang Hóa, Chủ tịch UBND xã Quảng Vinh nhận định: “Gia đình ông Ái là một tổ ấm hạnh phúc, những thành viên trong gia đình biết tôn trọng và thương yêu nhau. Với vai trò trưởng thôn, đây cũng là cách để ông Ái làm gương cho các gia đình khác học tập”.

Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc

Tags:

相关文章