【kèo leipzig】Nghiêng mình trước ngày Giỗ Tổ

  发布时间:2025-01-13 15:36:01   作者:玩站小弟   我要评论
(CMO) Mới hồi năm ngoái này thôi, vừa tới đầu tháng 3 âm lịch là anh em ở quê râm ran gọi điện hỏi: kèo leipzig。

Báo Cà Mau(CMO) Mới hồi năm ngoái này thôi, vừa tới đầu tháng 3 âm lịch là anh em ở quê râm ran gọi điện hỏi: Giỗ Tổ năm nay mày có về không? Những cuộc gọi, cộng thêm sự phân công của đơn vị về Đền thờ Vua Hùng viết bài, ghi hình mà nghe khí thế “máu đỏ, da vàng” hừng hực.

Như vòng tuần hoàn, hễ ra Giêng (vừa nghỉ Tết xong) là đôi chân lại vụt hướng về những vùng đất “linh thiêng” ở xứ Thới Bình. Vừa để “học thuộc” các nghi thức, nghi lễ truyền thống được truyền đời, vừa tận tai, tận mắt nghe và thấy những di tích lưu truyền trong dân gian.

Đó là sắc phong thần đình Tân Lộc, đó là câu chuyện bảy, tám đời Chánh bái thay nhau liều mình giữ bản sắc thần của vua ban hồi cách nay hơn 170 năm; đó còn là những câu chuyện kính vua, thờ vua, lập miếu, dựng đền của người dân.

Ở Tân Phú, giờ hỏi địa danh Giao Khẩu ít người biết hơn là hỏi Đền thờ Vua Hùng. Ai cũng sẵn lòng, rành rọt chỉ đường. Nhiều người còn nhớ và kể rành mạch về lịch sử lập đền như: trước đây là miếu Ông Vua, sau mới lập đền; người dân cùng nhau góp cây lá dựng nên…. Và rồi, từ hành động sùng bái ngày xưa được lưu truyền đã trở thành truyền thống trăm năm được chính quyền công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2011.

Gặp người cao niên nhất, gắn bó với Đền thờ Vua Hùng nơi đây cả thời gian dài như ông Phan Văn Thông, người dân thường gọi chú Bảy Thông, ông cũng kể y như vậy. Nhưng ông Bảy năm nay đã hơn 65 tuổi, chỉ bằng 1/3 tuổi của đền thờ này. Đôi lúc ông cũng dè dặt: "Nhiều chi tiết liên quan đến thời xưa nên giờ mình không rõ lắm, phải nhờ mấy anh cán bộ ở Ban Quản lý Di tích tỉnh dịch thuật và “giải mã” những dòng chữ, những hình, tượng và tục, lễ ở đền.

Có một điều rất lạ, một địa chỉ tâm linh, sùng bái quy tụ hàng ngàn người mỗi dịp Giỗ Tổ mùng 10/3 lại không hề phát sinh mê tín dị đoan. Ông Trần Văn Bảo, Phó chủ tịch UBND xã Tân Phú, kiêm Trưởng ban Quản lý di tích Đền thờ Vua Hùng, trần tình: "Nhiều năm qua, tình hình an ninh liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo và thờ tự ở Tân Phú luôn đảm bảo, nhất là khu vực Đền thờ Vua Hùng. Không ai về đây dâng hương để cầu mong sự viển vông, mê tín".

 
Nghi thức dâng hương, tiến tửu và vật phẩm địa phương nhân ngày Gỗ Tổ Vua Hùng được duy trì hơn 150 năm qua ở Cà Mau. 

Đã 12 năm qua, người lao động Việt Nam ai cũng quen với ngày Giỗ Tổ bằng sự kiện lớn, đó là tất cả được nghỉ và hưởng nguyên lương. Đáp ứng nguyện vọng của quần chúng Nhân dân, phù hợp với tâm tư, tình cảm của đồng bào cả nước, vào ngày 6/3/2007, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ chuẩn bị trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tờ trình của Chính phủ về việc đề xuất người lao động được nghỉ thêm ngày Giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch). Nếu ngày này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.

Ngày 28/3/2007, Quốc hội nhất trí cao với tờ trình của Chính phủ về dự luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động về việc cho phép người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương ngày Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm và có hiệu lực thi hành ngay.

Đến ngày 2/4/2007, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ Luật Lao động. 1 tuần sau, ngày 11/4/2007, Chủ tịch nước ký Lệnh số 02/2007/L-CTN công bố Luật sửa đổi, bổ sung Điều 73 của Bộ luật Lao động. Năm ấy là năm Đinh Hợi (tức ngày 26/4/2007).

Việc đồng ý để người lao động được nghỉ việc thêm 1 ngày và được hưởng nguyên lương sẽ nâng tổng số ngày nghỉ lễ, Tết trong năm tăng lên (so với trước đó). Vấn đề này, tuy có thể ít nhiều ảnh hưởng tới chi phí tiền lương, tiền công, song ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành tình cảm, tâm linh của người Việt Nam, có ý nghĩa chính trị - giáo dục đặc biệt.

Ngày Giỗ Tổ năm nay không tổ chức và địa phương cũng tuyên truyền rộng rãi trong Nhân dân hiểu rõ. Năm nay, cận kề ngày Giỗ Tổ có một kỳ nghỉ dài nhất, nhưng là nghỉ “bất khả kháng” - phòng, chống dịch Covid-19.

Ngày Giỗ Tổ từ lâu đi vào tiềm thức, tâm khảm thì dù không thể tổ chức nghi lễ; mỗi người không trực tiếp trẩy hội, dâng hương Đền thờ Vua Hùng, nhưng tin chắc rằng dân tộc Việt Nam dù ở nơi đâu vẫn luôn hướng về nguồn cội./.

Phong Phú

相关文章

最新评论