【kqbd cup anh】Tình trăm năm tập 189: Dùng ‘chiêu lạ’ thanh niên cưới được vợ trẻ hơn chục tuổi
Tình đũa lệch
Cách đây hơn 40 năm,ìnhtrămnămtậpDùngchiêulạthanhniêncướiđượcvợtrẻhơnchụctuổkqbd cup anh khi vừa tròn 17 tuổi, bà Trần Công Nhất Hạnh từ Tây Ninh đến TP.HCM chụp ảnh thẻ để chuẩn bị thi đại học. Vì có anh trai đang làm việc tại TP.HCM, bà ở lại chơi và được anh dẫn đi xem văn nghệ.
Tại đây, bà vô tình gặp chàng thanh niên Phạm Văn Tùng. Lúc ấy, ông Tùng 25 tuổi và là bạn của anh trai bà Hạnh. Ngay lần đầu gặp gỡ, ông Tùng đã có ấn tượng với cô nữ sinh có nụ cười rất duyên.
Ông hỏi thăm và càng có ấn tượng sâu đậm về cái tên Trần Công Nhất Hạnh của bà. Ngồi ngắm nhìn bà Hạnh, ông nhận thấy bà hội đủ những tiêu chí của một cô người yêu mà bấy lâu mình mong ước.
Thật tình cờ, hôm xem văn nghệ, bà Hạnh lại ngồi chung ghế với người thân của ông Tùng. Sự duyên dáng và lễ phép của nữ sinh khiến mẹ ông Tùng rất thích.
Thấy con trai đã đến tuổi lập gia đình nhưng vẫn chưa có mối tình vắt vai, khi chương trình văn nghệ kết thúc, người mẹ khuyên con trai tìm cách liên hệ, tán tỉnh cô gái bà vừa quen.
Trong khi đó, bà Hạnh không hề có ấn tượng nào về bạn của anh trai mình. Sau lần gặp ấy, bà trở về Tây Ninh. Ông Tùng muốn làm quen nhưng không có cơ hội gặp mặt.
Tết năm 1983, anh trai bà Hạnh mời ông Tùng về nhà tại Tây Ninh vui xuân. Nhận lời mời, ông Tùng một mình chạy xe, vượt hơn 50km đến nhà bạn chơi.
Tại đây, ông rất bất ngờ khi thấy dẫu có đến 6 chị em gái, người bạn chỉ dẫn bà Hạnh đến gặp, chào mình. Lần thứ 2 gặp mặt, ông Tùng cũng không có nhiều thời gian trò chuyện với bà Hạnh.
Thay vào đó, ông ngồi đàn, hát cho 6 chị em bà ngủ trong chiếc mùng lớn. Lúc này, ông Tùng đã bắt đầu có cảm tình với bà. Dẫu vậy, ông chưa dám bày tỏ tình cảm vì nghĩ bà còn trẻ, đang tuổi ăn học.
Vì sống cách xa nhau nên cả hai không có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện cho đến khi bà Hạnh rời quê đến TP.HCM ôn thi đại học. Tại TP.HCM, bà đến ở tạm tại nhà tập thể của anh trai. Biết tin, ông Tùng nắm bắt cơ hội, tìm cách chinh phục.
Tại chương trìnhTình trăm nămtập 189, ông Tùng kể: “Lúc đó, tôi xác định chỉ quen biết và yêu thương Hạnh nên tích cực đến chơi. Anh trai bà ấy cũng tạo điều kiện nên mỗi buổi trưa thường rủ tôi qua nhà ăn cơm.
Đến hôm Hạnh thi, anh nhờ tôi chở cô ấy đi. Trên đường đi, tôi tặng cô ấy cây viết kèm theo mảnh giấy ghi lời chúc thi đậu đại học”.
Nhận món quà bất ngờ, bà Hạnh bắt đầu có những ấn tượng đầu tiên về người bạn của anh trai mình. Nhưng bà không may thi trượt nên buồn bã quay về Tây Ninh, bỏ lại ông Tùng cùng nỗi nhớ nhung khôn tả.
Nỗi nhớ người yêu khiến ông Tùng không quản đường xa một mình lên Tây Ninh tìm bà. Một lần, khi thấy bà Hạnh ngồi một mình bên chiếc máy may, ông lấy hết can đảm nắm lấy bàn tay thon dài của bà để nói lời yêu thương.
Bà Hạnh không rụt tay lại, e lệ nhìn ông thay cho lời chấp nhận tình cảm của người đàn ông lớn hơn mình gần 10 tuổi.
Dùng chiêu lạ để “ép” ký giấy kết hôn
Không lâu sau đó, bà Hạnh quyết tâm thi lại đại học nên tiếp tục khăn gói đến nhà anh trai ở TP.HCM ôn thi. Tại đây, bà và ông Tùng có nhiều thời gian hẹn hò, vun đắp tình cảm và có với nhau nụ hôn đầu đời.
Nhận thấy tình yêu đã chín muồi, ông Tùng bàn chuyện kết hôn với bà Hạnh. Thế nhưng, vì còn muốn đi học, bà Hạnh lần lữa và có ý từ chối.
Quyết cưới bằng được người mình yêu, ông Tùng ra sức thuyết phục. Ít lâu sau, khi thấy bà Hạnh có vẻ xiêu lòng, ông cầm giấy đăng ký kết hôn đến gặp với hy vọng sẽ được bà đồng ý cùng đặt bút ký tên.
Nào ngờ, bà Hạnh nhất mực từ chối khiến ông cầm giấy đăng ký kết hôn rời phòng trong tuyệt vọng. Sau đó, ông đốt giấy ngay trước phòng bà Hạnh. Thấy khói đen bốc lên, bà Hạnh hoang mang chạy đến hỏi.
Ông Tùng giả vờ nói vì không được bà chấp nhận nên buồn bã đốt luôn giấy đăng ký kết hôn. Nghe vậy, bà xót xa, rơi nước mắt: “Anh đốt đi rồi lấy gì em ký”.
Đúng lúc đó, ông Tùng chìa giấy đăng ký kết hôn cho bà và giải thích mình chỉ đốt giấy báo xua muỗi. Cầm tờ giấy trên tay, bà Hạnh vừa hạnh phúc vừa giận, đặt bút ký trong nước mắt.
Bà tâm sự: “Lúc ấy, tôi vẫn muốn đi học nhưng ông ấy cứ thúc giục chuyện cưới xin.
Khi nghe ông ấy nói vì tôi không ký nên đốt tờ giấy đăng ký kết hôn, tự dưng tôi cảm thấy mình có lỗi. Thế nên khi ông ấy nói chỉ đốt giấy báo và đưa lại giấy đăng ký kết hôn, tôi rất xúc động vừa đặt bút ký vừa khóc”.
Ít lâu sau, ông bà tổ chức đám cưới, về chung một nhà. Chưa từng trải qua khổ cực, lại lấy chồng quá sớm, khi về làm dâu, bà Hạnh gặp nhiều bỡ ngỡ.
Trước đây, khi ở nhà, bà được ba mẹ, ông bà chăm sóc, không phải động tay chân, làm việc cực nhọc. Lúc lấy chồng, bà phải học cách nấu cơm, đun nước, làm dâu…
Hơn thế, sau khi mang thai, bà buộc phải nghỉ việc. Cuộc sống chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi của ông Tùng khiến đôi vợ chồng trẻ càng thêm khó khăn, mệt mỏi.
Nhiều lúc, hai vợ chồng chỉ chiên cơm nguội ăn qua bữa. Con sinh ra, ông bà cũng không có tiền mua sữa mà phải cho uống nước gạo pha đường. Buồn tủi, nhiều lúc bà Hạnh mủi lòng, ngồi khóc một mình.
Thương vợ, ông Tùng yêu chiều bà Hạnh hết mực. Biết tính vợ hay giận, ông Tùng chủ động nhường nhịn. Mỗi khi vợ chồng căng thẳng, dù đúng hay sai, ông đều là người nhận lỗi, làm hòa trước.
Nhận thấy thu nhập không đủ nuôi sống gia đình, ông Tùng xin chuyển ngành. Sau đó, ông bán chiếc xe máy, mượn thêm tiền mua căn nhà cấp 4 chưa có giấy tờ để có chỗ che nắng, trú mưa cho con.
Phần mình, ông mua chiếc xe đạp để có phương tiện đi chụp ảnh thuê. Ít lâu sau, bà Hạnh xin được việc làm ổn định. Từ đó, kinh tế gia đình ông bà vượt qua vất vả, thiếu hụt.
Tại chương trình bà Hạnh chia sẻ, suốt 39 năm chung sống, cả hai vượt qua nhiều khó khăn. Lúc mới cưới, cả hai cũng có những xung đột, cãi vã.
Tuy nhiên, mỗi lúc có mâu thuẫn, ông bà đều nghĩ về nhau, về gia đình để cuộc hôn nhân thoát cảnh cơm không lành, canh không ngọt. Khi có tuổi, ông bà chủ động nhường nhịn, hy sinh cho nhau để bảo toàn hạnh phúc gia đình.
“Trong cuộc sống vợ chồng, chúng tôi cũng có nhiều xung đột. Nhưng rồi cả hai nhường nhịn nhau, hy sinh cái tôi của mình vì nhau để có cuộc hôn nhân êm ấm”, bà Hạnh chia sẻ.
Cuối chương trình, ông Tùng bất ngờ gửi cho vợ bức thư lãng mạn. Lời thư tha thiết khiến bà Hạnh không kìm được xúc động.
Bà tâm sự: “Từ xưa, anh ấy ít khi khen tôi và cũng không viết tình cảm như thế này. Nhưng tôi biết, anh ấy yêu tôi nhiều lắm”.
Người phụ nữ chấp nhận đòn roi, gia đình từ mặt để giữ 'mối tình chú cháu'
Yêu người đàn ông lớn hơn nhiều tuổi, bà Liên bị bố đánh, đuổi khỏi nhà và từ mặt giữa lúc đang mang trong mình giọt máu của người tình. Dẫu vậy, bà vẫn quyết giữ mối tình chú - cháu và có hạnh phúc sau nhiều năm sống trong nước mắt.相关推荐
- Apple điều tra sự cố iPhone 7 Plus cùng phát nổ giống Note 7
- Bộ Công an kêu gọi bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sớm về đầu thú hưởng sự khoan hồng
- Bộ trưởng Nội vụ: Thành phố Huế trực thuộc trung ương sẽ là quyết định lịch sử
- ‘Thông lệ đặc biệt’ và chuyện doanh nghiệp ‘khéo đưa tiền’ trong vụ AIC Bắc Ninh
- Vợ chồng ngủ riêng, đừng nghĩ đơn giản là sở thích!
- Dự báo thời tiết 31/10: Trung Bộ mưa to cục bộ, bão Kong
- Cần Thơ: Xây tường, đắp bao cát suốt 1km ngăn nước sông tràn vào bến Ninh Kiều
- Dự báo thời tiết 1/11/2024: Không khí lạnh tràn về, nhiệt độ Bắc Bộ giảm sâu