Tuyến đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh,ỡvướngmặtbằngcáccôngtrìnhgiaothôngtrọngđiểlich thi đấu bóng đá anh Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh được kỳ vọng là các trục giao thông huyết mạch, mang tính chiến lược, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương và các tỉnh vùng Đông Nam bộ. Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư xây dựng các tuyến đường này đến nay vẫn gặp khó khăn, vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB).
Đẩy nhanh tiến độ
Dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh là công trình giao thông kết nối quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Việc đẩy nhanh tiến độ đền bù GPMB dự án sẽ góp phần quan trọng trong đẩy nhanh tiến độ thi công, sớm hoàn thành đưa vào sử dụng để phát huy hiệu quả đầu tư.
Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành kiểm tra tiến độ dự án đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đoạn qua tỉnh Bình Dương. Ảnh: PHƯƠNG AN
Dự án thành phần 6 (Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư) đường Vành đai 3 đoạn qua Bình Dương có tổng mức đầu tư 13.527 tỷ đồng. Tổng diện tích đất thu hồi 78,64 ha, ảnh hưởng tới 1.511 trường hợp. Tính đến nay, diện tích đất đã thu hồi đạt tỷ lệ 80%. Hiện diện tích mặt bằng có để thi công của các gói thầu đạt 87,5%, trong đó gói thầu xây lắp 1 - nút giao Tân Vạn đạt 83,11%, gói xây lắp 2 - nút giao Bình Chuẩn đạt 90,58%, gói xây lắp 3 - Bình Chuẩn đến sông Sài Gòn đạt 91,15%, gói xây lắp 4 - cầu Bình Gởi đạt 86,6%.
- Tại hội nghị đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị chủ đầu tư tiếp tục phát huy vai trò chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ, tập trung rà soát các khó khăn, vướng mắc để tham mưu UBND tỉnh có giải pháp tháo gỡ kịp thời, tạo thuận lợi đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm. - Năm 2024, tổng kế hoạch vốn đầu tư công của Bình Dương hơn 13.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách Trung ương hơn 2.448 tỷ đồng (thực hiện 2 dự án); vốn ngân sách địa phương 10.554 tỷ đồng bao gồm 31 dự án (7 dự án chuẩn bị đầu tư, thực hiện 24 dự án). |
Dự án có 15 vị trí cần di dời hạ tầng kỹ thuật, trong đó hạ tầng đường ống cấp nước có 4 vị trí nút giao: Tân Vạn, Bình Chuẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, Quốc lộ 13. Hạ tầng cáp viễn thông có 5 vị trí nút giao: Tân Vạn, Bình Chuẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, CMT8, Quốc lộ 13. Hạ tầng lưới điện trung, hạ thế có 6 vị trí nút giao: Tân Vạn, Bình Chuẩn, Nguyễn Thị Minh Khai, CMT8, Quốc lộ 13; cầu Bình Gởi.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh (BQL), thực hiện công tác di dời hạ tầng kỹ thuật, các đơn vị quản lý đường ống cấp nước, cáp viễn thông đang lập phương án, tự thực hiện di dời theo tiến độ dự án. Đối với hạ tầng lưới điện trung, hạ thế, sau khi có ý kiến của Hội đồng thẩm định, BQL đang triển khai hoàn chỉnh hồ sơ di dời bằng nguồn vốn dự án.
Thời gian tới, BQL tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan bàn giao mặt bằng để triển khai thi công dự án theo kế hoạch, đồng thời phối hợp giải quyết các vướng mắc liên quan. Ông Trần Hùng Việt, Giám đốc BQL, cho biết đã kiến nghị UBND TP.Thuận An và TP.Dĩ An tiếp tục chỉ đạo các Trung tâm Phát triển quỹ đất và các đơn vị liên quan thực hiện hoàn thành 100% công tác GPMB, bảo đảm giải ngân vốn đầu tư công được bố trí, khẩn trương bàn giao mặt bằng để các gói thầu xây lắp triển khai đồng bộ theo tiến độ.
Khẩn trương cắm mốc thực địa
Dự án đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển của các địa phương trong tỉnh và các tỉnh, thành lân cận. Dự án khi hoàn thành góp phần rút ngắn thời gian lưu thông, thúc đẩy các hoạt động thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương và khu vực.
Đường Vành đai 4 TP.Hồ Chí Minh đi qua địa bàn tỉnh đoạn từ cầu Thủ Biên đến sông Sài Gòn, năm 2024 với dựán thành phần 1 (Giải phóng mặt bằng) có kế hoạch vốn 6.640 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo BQL, đến nay ban vẫn chưa được bàn giao hồ sơ thiết kế, ranh mốc ngoài thực địa để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Trong khi đó, theo kế hoạch của UBND tỉnh, công tác nhận bàn giao ranh GPMB bắt đầu từ tháng 8-2023 đến ngày 1-10-2023.
Công trình đường Vành đai 3 TP.Hồ Chí Minh đang được Bình Dương tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công
Ông Trần Hùng Việt, Giám đốc BQL, cho biết đã đề xuất Sở Giao thông - Vận tải sớm thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt hồ sơ thiết kế cắm cọc ranh GPMB. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt, Tổng Công ty Becamex IDC khẩn trương cắm ranh mốc ngoài thực địa bàn giao cho BQL và các trung tâm phát triển quỹ đất để triển khai thực hiện công tác bồi thường, GPMB, lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Đối với dựán thành phần GPMB công trình đường Thủ Biên - Đất Cuốc, năm 2024 kế hoạch vốn bố trí 900 tỷ đồng. Tính đến ngày 23-2, phần hiện hữu đã chi tiền bồi thường đạt 97%, bàn giao mặt bằng đạt 94%, còn lại 14 hộ chưa bàn giao mặt bằng. Về phần bổ sung, UBND tỉnh đã phê duyệt ranh GPMB ngày 29-9-2023. Theo đó, UBND huyện Bắc Tân Uyên ban hành kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm (đợt 1) với 59 hộ dân và 3 tổ chức/diện tích 9,77 ha, đợt 2 với 10 hộ dân và 3 tổ chức/diện tích 1,02 ha. BQL cũng đã trình Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định điều chỉnh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án.
Ông Trần Hùng Việt, Giám đốc BQL, cho biết để công tác GPMB sớm hoàn thành, bàn giao cho đơn vị thi công, BQL đã kiến nghị UBND huyện Bắc Tân Uyên chỉ đạo Hội đồng bồi thường, GPMB và các đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm vướng mắc các trường hợp còn lại đối với phần GPMB hiện hữu. Với phần bổ sung, BQL đã kiến nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư sớm thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh dự án.
PHƯƠNG LÊ