Giấy vệ sinhhay còn gọi là giấy cuộn vốn được sản xuất để dùng trong các toilet. Thế nhưng hiện nay,ắchàngloạtbệnhbởidùnggiấyvệsinhlaumiệtỷ lệ cúp ý phần lớn các quán ăn đều sử dụng chúng cho thực khách chùi miệng, lau đũa... vì họ cho rằng giấy ăn và giấy vệ sinh đều có quy trình sản xuất giống nhau nên chất lượng tương tự nhau.
Giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo quy trình khác nhau nhưng thường được sử dụng một cách nhầm lẫn. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác nhau. Theo một chuyên gia của Công ty TNHH một thành viên Viện Công nghiệp Giấy và Xenluylo, giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng khác nhau. Giấy ăn được quy định sản xuất sử dụng nguyên liệu lấy từ các nguồn gỗ, trúc, các loại cỏ…
Còn giấy vệ sinh có thể có giấy nguyên thủy nhưng không nhiều. Thay vào đó, họ sử dụng giấy tái chế từ các nguồn như giấy in, giấy photo, sách báo cũ.... Với nguồn nguyên liệu này, họ phải sử dụng rất nhiều xút và nước javel để tấy trắng. Chính vì hai hóa chất mà giấy thường mủn, dễ để lại bụi giấy khi lau.
Đáng lo hơn là nhiều cơ sở lạm dụng xút và javen nhằm tẩy trắng giấy phế phẩm sẽ sinh ra hóa chất tồn dư độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người gây hại sức khỏe. Tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt, theo tin báo Tiền Phong.
Về tác hại của loại giấy vệ sinh kém chất lượng, theo BS Nguyễn Xuân Mai – nguyên Viện phó Viện Vệ sinh Y tế công cộng (TP HCM) cho biết, việc dùng giấy vệ sinh làm giấy lau miệng vô cùng nguy hại. Trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn.
Dùng giấy vệ sinh lau miệng có thể dẫn đến một số bệnh tật. Ảnh minh họa
Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli... Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Báo Người Đưa Tintrích dẫn lời của Bác sĩ Ngô Kim Thanh, chuyên khoa da liễu và tiêu hóa Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cho biết, cứ 10 bệnh nhân mắc chứng viêm kết mạc, thì có đến khoảng 8 người được xác định có liên quan đến giấy lau. Trong đó, không ít phụ nữ còn bị các khu vực nhạy cảm như viêm âm hộ, âm đạo, viêm quanh hậu môn.
Cũng theo bà Thanh, hầu hết bệnh nhân bị cùng chứng ngứa, nổi chàm và sau khi ngưng dùng giấy lau thì khỏi bệnh. Các chuyên gia cảnh báo, để hạn chế bệnh tật từ giấy vệ sinh, người dân nên bỏ thói quen dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn lau miệng, đồ dùng ăn uống. Cũng không nên ham rẻ mà mua những loại giấy ăn, vệ sinh không rõ xuất xứ.
Kim Trang(T/h)
Phát hiện giày trẻ em nhiễm hóa chất cực độc