Tốc độ phát triển công nghiệp khu vực nông thôn ở tỉnh thời gian qua còn chậm,ựckochocngnghiệtỷ lệ kèo bóng đá hom nay bởi nhu cầu phát triển cao mà nội lực doanh nghiệp còn yếu. Do đó, những chính sách khuyến công tạo “lực kéo” dù được chú trọng nhưng vẫn chưa đủ mạnh để vực dậy công nghiệp nông thôn (CNNT).
Sản xuất bánh mì tại cơ sở bánh mì Kim Lộc Phát, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh.
“Bệ đỡ” cho công nghiệp nông thôn
Hiện toàn tỉnh có gần 4.000 cơ sở ngành nghề nông thôn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực như sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, làm dịch vụ. Chính sách hỗ trợ từ các chương trình khuyến công vừa qua đang trở thành “bệ đỡ” cho nhiều cơ sở công nghiệp nông thôn. Ông Huỳnh Thanh Trường, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh cho biết, những năm qua, tỉnh đã đưa các doanh nghiệp, cơ sở CNNT vào nhóm đối tượng ưu tiên hỗ trợ và thực hiện nhiều chương trình, nội dung hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các cơ sở. Trong đó, hoạt động hỗ trợ mua máy móc thiết bị, xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, bảo vệ môi trường là một trong những nội dung trọng tâm trong hoạt động khuyến công được nhiều huyện, thị xã, thành phố quan tâm thực hiện.
Theo đó, hàng năm Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh chủ trì xây dựng kế hoạch và thẩm định cấp cơ sở các đề án khuyến công thực hiện bằng nguồn kinh phí khuyến công quốc gia hoặc địa phương. Các đề án khuyến công được ưu tiên ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn và nơi mà công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển, các xã trong kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các làng nghề có nguồn nguyên liệu và lao động dồi dào. “Cùng với việc tạo điều kiện thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thị xã Ngã Bảy luôn chắt lọc mọi điều kiện hỗ trợ cho cơ sở CNNT nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, dạy nghề hoặc tranh thủ các nguồn vốn khuyến công từ Trung ương đến địa phương”, ông Bạch Nhật Trường, Phó Phòng Kinh tế thị xã Ngã Bảy, chia sẻ.
Anh Bùi Nguyễn Hải Đăng, ở phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, chia sẻ: “Gia đình tôi có nghề sản xuất yaourt, sản phẩm làm ra bấy lâu nay được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Tôi mạnh dạn vay vốn đầu tư máy đóng gói, kết hợp với thiết kế bao bì sản phẩm nên hiệu quả kinh doanh tăng đáng kể. Từ khâu làm tay số lượng hơn 1.000 bịch/tuần, bây giờ có thể đạt trên 5.000-6.000 bịch/tuần”.
Hiện cơ sở của anh Đăng đang tạo ra sản phẩm đủ khả năng tiêu thụ với số lượng lớn. Song, do mức độ đầu tư thấp nên giá bán thấp, thu nhập của ngành nghề không quá 10 triệu đồng/tháng. Chính nguồn thu thấp đang là rào cản lớn trong việc mở rộng sản xuất của gia đình. Theo anh Đăng, hiện công đoạn pha trộn đều phải làm thủ công. Nhu cầu, tiềm năng phát triển cao nhưng thực tế nguồn lực của gia đình không đáp ứng kịp. “Để đầu tư máy đóng gói, bao bì yaourt, tôi nhờ cha tôi vay khoảng 200 triệu đồng. Sau khi đi vào hoạt động, số khách hàng ngày càng tăng. Cơ sở muốn phát triển thêm nhưng nợ vay chưa trả xong, khó huy động thêm vốn mua máy móc mới”, anh Đăng chia sẻ thêm.
Cần sự tiếp sức kịp thời
Cũng như cơ sở Yaourt Hải Đăng, cơ sở sản xuất bánh mì Kim Lộc Phát, ở xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh cũng gặp không ít gian nan trên bước đường hiện đại hóa sản xuất. “Khởi nghiệp từ nghề làm bánh mì, nhưng tôi gặp nhiều khó khăn khi bắt tay vào sản xuất mang tính đại trà hơn. Toàn bộ lò nướng hiện hữu tôi mua lại từ cơ sở khác. Máy này hoạt động công suất thấp, hao năng lượng, thế nên tôi đang tìm kiếm cơ hội đầu tư lại trang thiết bị. Tôi khá bất ngờ khi được cán bộ khuyến công tư vấn sẽ hỗ trợ nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ nghề làm bánh mì của mình. Nhưng toàn bộ quy trình làm bánh cần rất nhiều vốn, nội lực của gia đình không đủ nên phải đầu tư từng bước. Nếu xét về thông tin, không riêng gì tôi mà nhiều cơ sở khác cũng mù mờ về chính sách mà doanh nghiệp được thụ hưởng”, anh Bùi Hoàng Giang, chủ cơ sở chia sẻ.
Mặc dù các địa phương đã đưa ra nhiều chính sách nhằm phát triển ngành, song công tác này đang gặp nhiều khó khăn là do hầu hết các cơ sở đều nhỏ lẻ, nhu cầu cao nhưng việc hỗ trợ có giới hạn. Tổ chức thiếu chuyên nghiệp, nhiều ngành nghề CNNT vẫn bị coi là một nghề phụ lúc nông nhàn và giải quyết lao động dư thừa. Đó là chưa nói đến việc các cấp chính quyền còn chưa thực sự đồng hành cùng cơ sở CNNT và người lao động trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh không muốn đầu tư mới hoặc mở rộng quy mô sản xuất, còn người lao động thì lo ngại về sự phát triển bền vững của nghề nên chưa thực sự gắn bó, bỏ hết tâm huyết và công sức ra làm nghề. Anh Bùi Hoàng Giang cho biết: “Hỗ trợ máy móc, trang thiết bị là việc làm hết sức cần thiết để cơ sở mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường. Chúng tôi mong muốn các cấp, các ngành cần linh hoạt về quy trình xét duyệt kinh phí khuyến công để nguồn kinh phí hỗ trợ có tác dụng kịp thời với các tổ chức sản xuất CNNT”.
Bên cạnh đó, công tác khuyến công cũng đặt ra nhiều vấn đề còn trăn trở. Tại một số địa phương, một số cơ sở có nhu cầu đầu tư nhưng mòn mỏi chờ đợi hưởng thụ nguồn vốn khuyến công, từ đó không ít người nản lòng.
Bài, ảnh: KIM ĐIỀU